Alibaba thử nghiệm giao hàng bằng tên lửa, đến nơi trong vòng 1 giờ

Hợp tác với một nhà phát triển tên lửa nội địa, gã khổng lồ công nghệ Alibaba tham vọng phát triển dịch vụ giao hàng đến bất kỳ đâu trên thế giới với tải trọng lên đến 10 tấn.

Cả 2 công ty đều coi sáng kiến này là một thử nghiệm quan trọng cho tương lai của ngành logistics toàn cầu. Ảnh: Lintao Zhang.
Cả 2 công ty đều coi sáng kiến này là một thử nghiệm quan trọng cho tương lai của ngành logistics toàn cầu. Ảnh: Lintao Zhang.

Cụ thể, một bài đăng trên WeChat hôm 31/3 đã tiết lộ nhà sản xuất tên lửa Space Epoch đang bắt tay với nền tảng mua sắm trực tuyến Taobao của Alibaba để chế tạo tên lửa có thể tái sử dụng, hạ cánh trên biển. Tên lửa này dùng cho nhu cầu chuyển phát nhanh quốc tế trong vòng một giờ. Dự án đang trong giai đoạn thử nghiệm ban đầu, Space Epoch cho biết

Alibaba đã nhanh chóng xác nhận thông tin này. Công ty Trung Quốc cho hay nhiều phát minh vĩ đại từng bị đánh giá là ý tưởng điên rồ, vì thế dịch vụ giao hàng bằng tên lửa này cũng không ngoại lệ.

Bài viết của Space Epoch cho biết tên lửa tên XZY-1 sẽ có dung tích chứa hàng rộng 120 m3 và có khả năng chở tới 10 tấn hàng, bao gồm cả các món hàng cồng kềnh như ô tô hoặc xe tải cỡ nhỏ. Nhưng hãng cũng thừa nhận rằng “mục tiêu này rất khó để đạt được chỉ trong thời gian ngắn”. “Đây sẽ là một cuộc thử nghiệm tuyệt vời và có ý nghĩa về lâu về dài”, Space Epoch khẳng định.

Được thành lập vào năm 2019, Space Epoch mang sứ mệnh tận dụng tài nguyên không gian một cách "an toàn, hiệu quả và bền vững". Startup phát triển tên lửa có thể tái chế để đáp ứng nhu cầu bay dân sự. Công ty khởi nghiệp đã hoàn thành ba vòng gọi vốn với hơn 300 triệu nhân dân tệ (41,5 triệu USD).

Suốt nhiều năm qua, Space Epoch đã phát triển các dòng tên lửa có thể tái sử dụng để đưa hàng hóa lên quỹ đạo Trái Đất tầm thấp, Reuters đưa tin. Các dòng tên lửa của công ty dài 64 m và có thể mang tải trọng lên tới 6,5 tấn ở độ cao 1.100 km. Công ty ước tính một tên lửa có thể được sử dụng đến 20 lần.

Tuy nhiên, mục tiêu mục tiêu giao hàng trong một giờ sẽ không dễ dàng đạt được trong thời gian ngắn. Ảnh: SCMP.
Tuy nhiên, mục tiêu mục tiêu giao hàng trong một giờ sẽ không dễ dàng đạt được trong thời gian ngắn. Ảnh: SCMP.

Trên thực tế khái niệm vận chuyển hàng hóa bằng tên lửa không phải là hoàn toàn mới. Không quân Mỹ từng thảo luận với SpaceX để vận chuyển hàng hóa toàn cầu nhanh chóng bằng tên lửa Starship của công ty từ năm 2020.

Nhưng tham vọng của Space Epoch và Alibaba đã vượt ngoài giới hạn của giao hàng chuyển phát nhanh, bởi hãng có kế hoạch phát triển các tên lửa lớn hơn để phóng hàng trọng tải lớn lên quỹ đạo. Công ty đặt mục tiêu sử dụng động cơ metan từ start-up Trung Quốc Jiuzhou Yunjian.

Theo SCMP, trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt cả trong và ngoài nước, Alibaba đã và đang cải thiện dịch vụ hậu cần của mình. Hồi tháng 3, công ty đã mở rộng dịch vụ “giao hàng trong 5 ngày” sang Mỹ, cho phép người mua trên nền tảng thương mại điện tử AliExpress nhận đơn đặt hàng chưa đến một tuần. Quy trình giao hàng được thực hiện bởi Cainiao Network - công ty logistics thông minh trực thuộc tập đoàn Alibaba.

Cainiao đã ra mắt dịch vụ giao hàng trong 5 ngày từ năm ngoái, sau đó mở rộng phạm vi phủ sóng tới các thị trường bao gồm Đức, Pháp, Bồ Đào Nha, Saudi Arabia và Mexico.

Tuần trước, Cainiao cho biết sẽ tăng gấp đôi tiền thưởng cuối năm cho nhân viên trong năm tài chính tiếp theo. Động thái này được kỳ vọng sẽ giúp thúc đẩy tinh thần của nhân viên, sau khi công ty mẹ Alibaba loại bỏ kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của đơn vị vận chuyển.

Trước đó, Chủ tịch Tập Cận Bình đã kêu gọi mở rộng các ngành công nghiệp chiến lược bao gồm lĩnh vực vũ trụ thương mại. Đây được coi là chìa khóa để xây dựng các nhóm vệ tinh cho thông tin liên lạc, viễn thám và dẫn đường.

Năm 2023, Trung Quốc đã tiến hành 17 lần phóng tên lửa thương mại với một lần thất bại. Thành tích góp phần lập kỷ lục mới với 67 lần phóng tên lửa lên quỹ đạo của quốc gia tỷ dân. Con số này tăng so với 10 lần phóng tên lửa thương mại vào năm 2022, trong đó có 2 lần thất bại.

znews.vn

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.