Ấm áp vui tết Bunpimay của lưu học sinh Lào tại Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Các lưu học sinh Lào tại Hà Tĩnh luôn cảm nhận được không khí đầm ấm, vui tươi và tham gia các hoạt động theo phong tục đón Tết Bunpimay.

Hằng năm, vào khoảng giữa tháng 4 dương lịch, tức tháng 5 theo Phật lịch, người dân Lào lại vui tươi, phấn khởi chuẩn bị đón tết cổ truyền Bunpimay.

aqqqq.jpg
Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh tổ chức tết cổ truyền Bunpimay cho các lưu học sinh vào chiều 12/4.

Cùng mang tết ấm áp đến các em lưu học sinh Lào đang theo học, các trường đại học, cao đẳng ở Hà Tĩnh đã tổ chức vui tết sớm và trao tặng những món quà, lời chúc đầu năm mới ý nghĩa.

Với gần 400 lưu học sinh Lào theo học, Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh là ngôi trường có số lượng học sinh Lào theo học đông nhất tại Hà Tĩnh trong năm học này. Thời gian nghỉ tết không quá dài (gần 1 tuần - PV), vì vậy, hầu hết các em học sinh đều ở lại đón tết tại trường.

Ban Giám hiệu Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh chúc tết và tặng hoa cho đại diện lưu học sinh Lào đang theo học tại trường.
Ban Giám hiệu Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh chúc tết và tặng hoa cho đại diện lưu học sinh Lào đang theo học tại trường.

Thầy Nguyễn Văn - Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh cho biết: “Để các em lưu học sinh Lào vui đón tết truyền thống ý nghĩa, chiều 12/4 vừa qua, nhà trường đã tổ chức chương trình vui tết cổ truyền Bunimay. Tại chương trình, các em lưu học sinh được hòa mình vào các chương trình văn nghệ đậm nét văn hóa truyền thống của Lào, được thực hiện tế lễ, nghi lễ buộc chỉ cổ tay, tục té nước…; được đón nhận nhiều món quà từ nhà trường, các sở, ngành trên địa bàn. Ngoài ra, từ cuối tháng 3, trường đã tổ chức giao lưu, thi đấu bóng đá, cầu mây để các lưu học sinh tham gia”.

Cũng theo thầy Văn, để đảm bảo cho các em học sinh ở lại vui đón tết an toàn, nhà trường đã tăng cường phân công lịch trực và phối hợp với Công an phường Thạch Linh đảo bảo an ninh trật tự trong những ngày tết. Nhà trường thực hiện đầy đủ các chế độ tiền tết theo quy định của tỉnh gửi đến các em và cho các học sinh nghỉ học ngày thứ 2 (15/4) để các em được đón tết trọn vẹn, ý nghĩa.

Đón tết sớm với sự quan tâm của các thầy cô giáo, các bạn Việt Nam cũng là niềm vui mà lưu học sinh Lào tại Trường Đại học Hà Tĩnh cảm nhận được trong những ngày qua. Nhà trường hiện có gần 130 lưu học sinh Lào theo học ở các khoa.

aDSC_3622 copy.jpg
Lưu học sinh Lào tại Trường Đại học Hà Tĩnh tổ chức lễ tế dịp Tết Bunpimay.

Ngoài chương trình đón tết cổ truyền Bunpimay do nhà trường tổ chức, các hoạt động thể thao, văn nghệ, lưu học sinh còn được tổ chức vui tết, liên hoan theo các khoa, các khóa.

Đã là năm thứ 4 đón tết cổ truyền của dân tộc tại trường, em Souvannaphom Moukda, đến từ tỉnh Bolikhămxay, sinh viên K13 du lịch (Khoa Kinh tế) chia sẻ: “Thời gian nghỉ tết không nhiều, nhà xa nên năm nào em cũng ở lại trường đón tết cùng thầy cô và các bạn. Năm nào cũng vậy, nhà trường luôn quan tâm tổ chức nhiều hoạt động để chúng em được đón tết vui vẻ, theo đúng phong tục, lễ tết ở quê. Chúng em rất vui và hạnh phúc. Hà Tĩnh, Việt Nam đã trở thành quê hương thứ 2 của em!”.

DaSC_3587.jpg
Em Souvannaphom Moukda, sinh viên K13 du lịch (Khoa Kinh tế - Đại học Hà Tĩnh) chuẩn bị tiệc liên hoan để vui tết cùng các bạn.

Với số lượng lưu học sinh ít hơn, hoạt động vui tết Bunpimay được Trường Cao đẳng Kỹ thuật Việt - Đức Hà Tĩnh chỉ đạo tổ chức quy mô phù hợp với câu lạc bộ sinh viên Việt - Lào. Những tục lễ, hoạt động văn nghệ vui tết được diễn ra trong không khí đầm ấm. Sau những hoạt động vui lễ tại trường, các lưu học sinh đi chùa cầu may năm mới, tổ chức các bữa tiệc nhỏ theo từng nhóm bạn.

DSC_3641 copy.jpg
Buộc chỉ cổ tay và té nước là nghi lễ quan trọng trong lễ tết Bunpimay của Lào.

Những hoạt động chào mừng tết Bunpimay tại các trường trên địa bàn Hà Tĩnh đã tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho lưu học sinh, giúp các em cảm nhận được không khí tết đầm ấm, sum họp như ở quê nhà. Qua đó, góp phần vun đắp thêm tình đoàn kết, hữu nghị đặc biệt giữa Việt Nam và Lào; đồng thời, tăng cường giao lưu, hiểu biết truyền thống, văn hóa giữa lưu học sinh Lào và sinh viên Việt Nam đang học tập tại trường.

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Đưa dân ca ví, giặm “chạm” đến thế hệ Alpha

Đưa dân ca ví, giặm “chạm” đến thế hệ Alpha

Không còn là những lời ru xưa vang vọng trong ký ức, những lớp học dân ca của CLB Dân ca ví, giặm trẻ Hà Tĩnh đã được “làm mới” và trở thành sân chơi sáng tạo, giúp các em nhỏ thêm tự tin, gắn kết và yêu văn hóa truyền thống.
Podcast truyện ngắn: Ngày em đẹp nhất

Podcast truyện ngắn: Ngày em đẹp nhất

Từ mái ấm cô nhi viện đến lễ đường nơi Xóm Cồn, hành trình của Tuấn và Duyên là minh chứng cho một tình yêu đủ sâu để vượt qua nghịch cảnh, dù chỉ trong khoảnh khắc cuối cùng...
Podcast: Nơi neo giữ mái ấm gia đình

Podcast: Nơi neo giữ mái ấm gia đình

Mỗi người đều có một nơi để trở về, một ký ức để gìn giữ. Và, với nhiều người, đó chính là hình ảnh ngôi nhà xưa với những yêu thương đong đầy trong từng khoảnh khắc đời thường.
10 món bánh mì kẹp thịt ngon nhất thế giới

10 món bánh mì kẹp thịt ngon nhất thế giới

Bánh mì Việt Nam, sandwich kẹp thịt nguội Tây Ban Nha, bánh mì kẹp thịt cùng sốt ớt đỏ Mexico là những loại bánh kẹp được thực khách và chuyên gia ẩm thực xếp hạng ngon nhất thế giới.
“Hè rực rỡ - vui bất ngờ” - bùng nổ không khí hội hè tại Vinpearl & VinWonders khắp cả nước

“Hè rực rỡ - vui bất ngờ” - bùng nổ không khí hội hè tại Vinpearl & VinWonders khắp cả nước

Trải dài khắp ba miền đất nước, từ những khu nghỉ dưỡng xứng tầm tinh hoa đến các thiên đường giải trí tràn đầy năng lượng, Vinpearl & VinWonders với chiến dịch “Hè rực rỡ - Vui bất ngờ” mở ra chuỗi trải nghiệm độc bản, sẵn sàng thổi bùng không khí lễ hội, vui chơi bất tận kéo dài từ Bắc tới Nam.
Podcast tản văn: Hương quê

Podcast tản văn: Hương quê

Với nhiều người, quê hương luôn là miền ký ức ngọt ngào, là nơi lưu giữ những kỷ niệm đẹp nhất của tuổi thơ với những ngày tháng yên bình và giản dị.
Để dân ca ví, giặm thành sản phẩm du lịch hút khách

Để dân ca ví, giặm thành sản phẩm du lịch hút khách

Hà Tĩnh là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc, trong đó có những làn điệu ví, giặm. Vậy làm gì để di sản dân ca ví, giặm trở thành sản phẩm du lịch văn hóa thu hút du khách?
Podcast truyện ngắn: Sơn nữ

Podcast truyện ngắn: Sơn nữ

Công việc của người giữ rừng chưa bao giờ là dễ dàng, bởi nhiều vất vả, thiếu thốn, hiểm nguy. Song với tình yêu rừng, họ đã vượt qua tất cả để góp sức bảo vệ đại ngàn.
Mưa rào mùa hạ

Podcast tản văn: Mưa rào mùa hạ

Kỷ niệm tuổi thơ luôn sâu lắng, ngọt ngào để ai đi xa cũng muốn trở về, muốn được sống lại những ngày xưa yêu dấu...
Khi di tích kết nối công nghệ

Khi di tích kết nối công nghệ

Ứng dụng công nghệ để quảng bá di tích, cách làm này tại Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du (thị trấn Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang mở ra hướng tiếp cận mới, sinh động hơn, gần gũi hơn với du khách – đặc biệt là giới trẻ.
Khi cổng làng "sính"... chữ Hán

Khi cổng làng "sính"... chữ Hán

Cổng làng Văn Xá (xã Lâm Trung Thủy, Đức Thọ, Hà Tĩnh) mới được xây dựng, song việc thể hiện tên làng và câu đối nổi bật bằng chữ Hán đã gây ra những ý kiến không đồng tình.
Thái Lan bay drone truy tìm du khách quá hạn visa

Thái Lan bay drone truy tìm du khách quá hạn visa

Trước làn sóng chỉ trích về an ninh ngày càng gia tăng, chính quyền thành phố du lịch Pattaya quyết định sử dụng công nghệ hiện đại nhằm bảo vệ du khách và người dân.
Podcast truyện ngắn: Đêm không màu

Podcast truyện ngắn: Đêm không màu

Trên đời này, duyên phận không thể cưỡng cầu. Khi hạnh phúc tan vỡ điều cần làm không phải là trốn tránh hay chìm vào nỗi đau quá khứ mà phải đối diện để tìm lại chính mình!
Sôi động các lớp năng khiếu hè

Sôi động các lớp năng khiếu hè

Nghỉ hè là khoảng thời gian được thanh, thiếu nhi mong chờ nhất sau một năm học tập. Tại Hà Tĩnh, ngay từ đầu tháng 6, các lớp năng khiếu hè đã bắt đầu hoạt động, tạo sân chơi bổ ích cho các em.
Trăn trở bảo vệ bảo vật quốc gia ở Hà Tĩnh

Trăn trở bảo vệ bảo vật quốc gia ở Hà Tĩnh

Tại nhiều địa phương Hà Tĩnh, nhiều bảo vật quý hiếm đang đối mặt với nguy cơ bị xâm hại dưới nhiều hình thức, không chỉ làm tổn hại giá trị lịch sử, văn hóa mà còn gióng lên hồi chuông cảnh báo về trách nhiệm bảo tồn di sản.