Apple được cho là đang nghiên cứu một phương thức nhằm giúp các nhà phát triển xây dựng các ứng dụng có thể hoạt động được với màn hình cảm ứng của iPhone, iPad, và với chuột - bàn phím của Mac, có thể sẽ hoàn thiện vào năm sau.
Nếu đây là sự thực thì hệ thống mà Apple đang nghiên cứu sẽ thống nhất các môi trường phát triển ứng dụng của cả hai nền tảng điện toán chính của Apple là iOS và macOS, cho phép các lập trình viên có thể nhắm đến tất cả các thiết bị mà chỉ cần viết một ứng dụng duy nhất thay vì phải viết từng phiên bản riêng biệt cho từng nền tảng.
Theo Bloomberg, Apple dự định sẽ tung ra hệ thống mới này như một phần của các bản cập nhật mùa thu dành cho iOS và macOS (cụ thể là iOS 12 và macOS 10.14) - thông thường sẽ xuất hiện cùng iPhone mới vào nửa sau của năm. Trước đó, Apple sẽ tung ra các công cụ dành cho nhà phát triển, và chúng ta nhiều khả năng sẽ được nghe cụ thể về các kế hoạch này tại Hội nghị Các nhà phát triển Toàn cầu hàng năm của Apple vào đầu mùa hè năm sau.
Các ứng dụng "common" sẽ được đưa vào một App Store duy nhất dùng chung cho cả hai nền tảng iOS và macOS, sẽ giúp cải thiện tình hình không mấy khả quan của Mac App Store, vốn không nhận được nhiều ý kiến tích cực từ phía người tiêu dùng, và cũng không sôi động như App Store trên iOS. Đồng thời, thống nhất ứng dụng trên hai nền tảng sẽ giúp người dùng mới của Apple dễ dàng hơn trong việc sử dụng các thiết bị, bởi họ có thể yên tâm rằng một ứng dụng chạy được trên thiết bị này cũng sẽ chạy tốt trên thiết bị khác.
Đây là một xu hướng chung của nền công nghiệp máy tính hiện nay. Google đã cho phép ứng dụng Android chạy trên ChromeOS hồi đầu năm nay, còn Windows thì hiện đã và đang đẩy mạnh phát triển một hệ điều hành duy nhất cho mọi thiết bị tablet/hybrid và các thiết bị desktop truyền thống khác.
Cuối cùng, việc hợp nhất ứng dụng iOS và macOS được cho là một bước đi đầu tiên của Apple trong việc thiết kế các con chip ARM của riêng mình dùng cho laptop và desktop. Thách thức lớn nhất khi chuyển từ vi xử lý này sang vi xử lý khác là phải đảm bảo được mọi phần mềm mà người dùng muốn phải hoạt động tốt, do đó hợp nhất các nền tảng ứng dụng trong khi macOS vẫn đang sử dụng chip Intel là một giải pháp khá tốt cho vấn đề này.
Trong quý 2 vừa qua, dân cư mạng Việt Nam quan tâm nhiều đến việc sáp nhập tỉnh, thành, chờ đón dấu mốc "sắp xếp lại giang sơn", cùng với đó là kỳ nghỉ hè bận rộn với "khối nghỉ hưu" và "khối nghỉ hè".
Thói quen sử dụng các trang web “lậu” - những nền tảng chia sẻ nội dung không có bản quyền - có thể sẽ phải “trả giá đắt” nếu vô tình click vào những quảng cáo trá hình.
Trong một bài đăng mới nhất trên mạng xã hội Weibo, leaker Instant Digital cho biết iPhone 17 Pro Max sẽ trở thành chiếc iPhone được trang bị viên pin dung lượng cao nhất từ trước đến nay.
Trên nền tảng TikTok, cư dân mạng đang truyền tai nhau cách dùng Google Maps để ngược dòng thời gian, thăm lại ngôi nhà của mình từ nhiều năm về trước.
Từ ngày 1/7, khi cả nước chính thức thực hiện mô hình chính quyền 2 cấp và chỉ còn lại 34 tỉnh, nhiều xã, phường, thị trấn sẽ được sáp nhập, đổi tên hoặc điều chỉnh địa giới hành chính.
Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong một cuộc phỏng vấn, cho biết ông sẽ tiết lộ danh tính một nhóm người "rất giàu có" sẽ mua lại TikTok trong hai tuần tới.
Có chatbot chỉ tốn trung bình 10 giây cho mỗi câu hỏi ở đề thi toán tốt nghiệp THPT năm 2025. Kết quả cho ra khá ấn tượng, nhưng không thể hiện rõ quá trình suy luận của AI.
Kế hoạch hành động chiến lược triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW đưa ra mô hình quản trị hiện đại, đồng bộ, thống nhất trong điều hành, tổ chức, triển khai; cơ chế giám sát, đánh giá theo thời gian thực nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết.
Bất chấp những tuyên bố từ các tên tuổi hàng đầu, các nhà nghiên cứu cho rằng những lỗi cơ bản trong các mô hình suy luận khiến robot chưa thể vượt qua trí tuệ của con người.
Trước đây, để xóa lịch sử trò chuyện trên ChatGPT, bạn phải nhấn vào từng đoạn chat một cách thủ công, vừa mất thời gian lại tốn công sức nếu có nhiều cuộc trò chuyện.
Nhiều tính năng mới của trí tuệ nhân tạo của Apple hoạt động trên thiết bị hoặc đám mây bảo mật. Đây là lợi thế cạnh tranh so với các thiết bị Android.
Gần như toàn bộ iPhone sản xuất tại Ấn Độ đang được Foxconn xuất khẩu sang Mỹ, đánh dấu nỗ lực của Apple nhằm đối phó với thuế quan cao mà ông Trump áp đặt lên hàng hóa Trung Quốc.