"Bản hùng ca bất diệt" ở Quảng Trị: Thông điệp về khát vọng hòa bình

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Bản hùng ca bất diệt” diễn ra tại Quảng Trị tối 11/8 được viết nên từ những câu chuyện xúc động về những thế hệ người lính đã thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình.

Chương trình nghệ thuật kết nối quá khứ với hiện tại và tương lai. (Ảnh: Nguyên Linh/TTXVN)
Chương trình nghệ thuật kết nối quá khứ với hiện tại và tương lai. (Ảnh: Nguyên Linh/TTXVN)

Tại Khu Di tích lịch sử đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị và Bến thả hoa đăng sông Thạch Hãn (tỉnh Quảng Trị), Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị tổ chức Chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca bất diệt" vào tối 11/8.

Đây là sự kiện trong chuỗi các hoạt động tri ân, đền ơn, đáp nghĩa năm 2024 và kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam tại Quảng Trị (1954-2024).

Đồng thời cũng là một trong những hoạt động đặc biệt và ý nghĩa nằm trong khuôn khổ Chương trình "Ước nguyện Hòa bình" của Lễ hội Vì Hòa bình năm 2024 lần đầu tiên được tỉnh Quảng Trị tổ chức.

Tham dự chương trình có Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng; đại diện các Bộ, ngành và lãnh đạo tỉnh Quảng Trị, thị xã Quảng Trị cùng đông đảo nhân dân Quảng Trị.Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết: Đảng, Nhà nước và nhân dân ta không bao giờ quên công ơn to lớn của các bậc cách mạng tiến bối, các anh hùng liệt sỹ, thương bệnh bệnh binh, người có công với cách mạng.

Chương trình nghệ thuật được xây dựng mang đậm tính chất chính luận, tính nghệ thuật và nhân văn sâu sắc, kết nối quá khứ với hiện tại và tương lai, khắc họa một hình ảnh thế hệ thanh niên phơi phới tuổi xuân sẵn sàng xếp bút nghiên lên đường ra trận theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc.

Xương máu các anh, các chị đã hòa vào lòng đất mẹ trong dòng Thạch Hãn linh thiêng để dệt nên một khúc tráng ca về một dòng sông hoa lửa để nhắc chúng ta biết trân trọng những giá trị thiêng liêng của hòa bình, hãy cùng đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế, chung sức, đồng lòng, giữ vững kiên định mục tiêu độc lập và chủ nghĩa xã hội mà Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, các vị tiền bối cách mạng và nhân dân đã lựa chọn.

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung nhấn mạnh: "Để có được sự độc lập, tự do, thống nhất và phát triển như ngày hôm nay biết bao nhiêu người con ưu tú của dân tộc ta trên mọi miền đã dâng hiến tuổi thanh xuân cho đất nước.

Chiến tranh đã lùi xa, đất nước hòa bình nhưng đau thương mất mát mà chiến tranh để không gì bù đắp được.

Hàng ngàn chiến sỹ từ chiến trường trở về với gia đình đã mất đi một phần thân thể của mình, mang theo nỗi đau suốt cả cuộc đời còn lại; hàng vạn chiến sỹ đã hy sinh trên chiến trường mãi mãi không được trở về với vòng tay của mẹ trong lúc đang tuổi thanh xuân, ôm ấp nhiều hoài bão khát vọng.

Dân tộc Việt Nam luôn trân trọng, đời đời biết ơn các anh hùng, liệt sỹ, các thương bình, bệnh binh, người có công với cách mạng, mãi mãi biết ơn các gia đình đã hiến dâng những người con, người chồng, người vợ, người cha, người mẹ thân yêu của mình vì độc lập tự do của Tổ quốc.”

Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đề nghị các cấp, các ngành, đơn vị doanh nghiệp và người dân đóng góp hơn nữa vào việc thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa, với nhiều việc làm cụ thể, thiết thực bằng tấm lòng thực sự biết ơn.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Bản hùng ca bất diệt” được viết nên từ những câu chuyện xúc động về những thế hệ người lính, đã thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình.

Họ đã viết nên bản hùng ca bất diệt từ những cánh rừng, chiến hào, mặt trận, trên những chặng đường hành quân, trên những vùng cỏ cháy vì bom lửa, trên những bức tường thành lỗ chỗ vết đạn bom, trên những dòng sông có máu xương của đồng đội.

Tiết mục trong Chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca bất diệt" tại Khu Di tích lịch sử đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị. (Ảnh: Nguyên Linh/TTXVN)
Tiết mục trong Chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca bất diệt" tại Khu Di tích lịch sử đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị. (Ảnh: Nguyên Linh/TTXVN)

Bản hùng ca đó còn vang mãi đến hôm nay, truyền lửa cho những thế hệ trẻ, tiếp tục hành trình xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước. Những lớp trẻ ngày nay được sinh ra và lớn lên trong kỷ nguyên hòa bình, được tận hưởng cuộc sống tự do độc lập.

Mỗi tấc đất quê hương, mỗi ngọn núi con sông đều in dấu những chiến công, in dấu cả những vinh quang và những đắng cay mất mát.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Bản hùng ca bất diệt” đã thể hiện quá trình chiến đấu kiên cường, anh dũng, hi sinh vì độc lập tự do của dân tộc của thế hệ cha anh và những thế hệ hôm nay đang chung sức dựng xây quê hương trong sự phát triển chung của đất nước với tinh thần tự hào quá khứ, hướng tới tương lai.

Quảng Trị là tiếng gọi lay động lương tri nhân loại yêu chuộng hòa bình, mảnh đất sâu nặng tình đồng chí, đồng bào khắp mọi miền đất nước và bạn bè quốc tế.

Từ vùng đất thiêng Quảng Trị, nơi từng là “túi bom chảo lửa,” nay là mảnh đất bốn mùa hoa lá tươi xanh, là minh chứng hùng hồn về sự hồi sinh và phát triển mạnh mẽ, chương trình tri ân những hy sinh trong chiến tranh, để trân trọng giá trị của độc lập tự do hôm nay, qua đó gửi đi thông điệp về khát vọng hòa bình cho nhân loại trên toàn thế giới.

Nội dung của chương trình được kết hợp giữa các gam màu nghệ thuật truyền thống với kỹ thuật sân khấu, thiết kế, dàn dựng hiện đại, vừa đảm bảo tính chính trị, vừa đảm bảo tính nghệ thuật với ba chương: "Mãi mãi tuổi hai mươi;" "Viết nên huyền thoại;" "Vang mãi khúc quân hành."

Chương 1 mở đầu với phóng sự “Xếp bút nghiên lên đường chiến đấu” tái hiện lại thời kỳ lịch sử với những thanh niên ưu tú của đất nước ở tuổi mười tám, đôi mươi đã gác lại những ước mơ và những hoài bão, xếp bút nghiên rời giảng đường đại học theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc.

Họ lên đường nhập ngũ, tham gia chiến đấu tại những chiến trường ác liệt, những “tọa độ chết,” trong đó biết bao tinh hoa, anh tài của đất nước đã hy sinh trong chiến dịch 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972.

Chương 2 là câu chuyện về những người mẹ tiễn các con lên đường ra trận mang theo biết bao tâm tình gửi gắm và cả những người mẹ đã chăm lo từng ngụm nước, chăm sóc các chiến sỹ khi ốm đau trên đường hành quân. Các anh ra đi mang theo tình mẹ nơi hậu phương.

Chương 3 là xúc cảm của ngày hôm nay, của Quảng Trị nói riêng, Việt Nam nói chung đang vươn mình mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, trở thành biểu tượng của những giá trị nhân văn cao đẹp, lương tri và hòa bình thế giới./.

Thả hoa đăng trên sông Thạch Hãn, thị xã Quảng Trị. (Ảnh: Nguyên Linh/TTXVN)
Thả hoa đăng trên sông Thạch Hãn, thị xã Quảng Trị. (Ảnh: Nguyên Linh/TTXVN)
vietnamplus.vn

Đọc thêm

Podcast truyện ngắn: Chuột Bún bán bánh

Podcast truyện ngắn: Chuột Bún bán bánh

Những mùa Trung thu, tôi luôn nhận được quà của bà Chuột Bún là những chiếc bánh Trung thu thơm phức. Cũng từ đó, cái tên Chuột Bánh luôn đi liền với tình bạn thời tiểu học của tôi.
Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Trong đau thương, mất mát của người dân nhiều tỉnh thành phía Bắc sau bão số 3, nhiều tứ thơ đã được gieo vần. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu một số bài thơ đầy cảm xúc trong cơn hoạn nạn.
Chuyện cây Hà Nội sau bão

Chuyện cây Hà Nội sau bão

Ngay sau cái đêm kinh hoàng bão YAGI đổ bộ vào Hà Nội, tôi lái xe ra đường. Khắp cả thành phố, cây nằm la liệt, nhiều cây bật gốc, gãy đổ tan hoang.
Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh) là một trong những di tích đặc trưng cho sinh hoạt tín ngưỡng, chốn trao gửi tâm linh của người dân và du khách thập phương.
Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Hình ảnh cảm động các chiến sĩ đưa dân ra ngoài, các xe đi chậm lại để dìu mọi người trên cầu trong lúc gió to… được cô gái TP. Hồ Chí Minh khắc họa lại trong bộ tranh nói về Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi.
Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Tối 8/9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Lễ tổng kết Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2024 và Chương trình Gala tiếng Việt thân thương đã diễn ra với sự tham dự của hơn 600 đại biểu. Những “Sứ giả tiếng Việt” năm 2024 đã được vinh danh và trao tặng bằng khen.
Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Cây nhãn già thách thức mưa nắng, bão bùng, nhìn vào đó, bà luôn tưởng tượng bóng hình Hiếu, vẫn hiển hiện đâu đây trong khu vườn, căn nhà thân thuộc, như chưa từng có cuộc chia ly...
Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Có vẻ như mọi hân hoan, quyến luyến, mọi mỹ cảm, nồng say đều dồn tụ hết vào một chữ thu. Thu xao xuyến, thu bồi hồi, thu bâng khuâng, thu đa cảm...
Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Non nước Cao Bằng chính thức được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu vào ngày 12/4/2018, trở thành công viên địa chất toàn cầu thứ hai tại Việt Nam sau Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn tại Hà Giang.
Truyện ngắn: Màu áo lính

Truyện ngắn: Màu áo lính

Phía ngoài ô cửa sổ, loa phát thanh đang vang lên tin tức về những hoạt động mừng ngày tết Độc lập. Ông Việt nhìn ra lá cờ đỏ sao vàng tung bay ngoài song cửa rồi mắt ông ầng ậc nước…
Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời hơn 360 năm, nằm trong khuôn viên nhà thờ Phan Tôn Chu và Ngọc Hoa công chúa ở thôn Phú Vinh, xã Cổ Đạm, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.