Bản thảo lỗi của Einstein được bán với giá 15 triệu USD

Không phải là những phép toán, chính sai sót của nhà vật lý mới là yếu tố tạo nên giá trị cho bản thảo này.

Vào ngày 23/11, bản thảo ghi lại các phép tính của Albert Einstein đã được bán với giá 14,98 triệu USD (13,38 triệu euro) tại sàn đấu giá của Christie"s. Tài liệu này có một số lỗi tính toán của Einstein, nhưng có thể chính sự không hoàn hảo đem lại giá trị khi nó được bán lại.

Tài liệu là công trình nghiên cứu của ông và người bạn, người cộng sự lâu năm Michele Besso trong khoảng thời gian từ 1913-1914. Trong tổng số 54 trang giấy phủ đầy bằng những phép tính toán, Einstein viết 26 trang, Besso viết 25 trang và 3 trang được hoàn thiện bởi cả hai.

Bản thảo lỗi của Einstein được bán với giá 15 triệu USD

Albert Einstein tại một buổi họp báo vào năm 1950. Ảnh: Getty Images

Theo đơn vị tổ chức đấu giá Christie"s, tình bạn của Besso và Einstein nảy nở từ khi họ gặp nhau trong một buổi hòa nhạc vào cuối thế kỷ 19.

Năm 1904, Einstein đã giúp Besso có được một công việc tại văn phòng cấp bằng sáng chế mà ông đang cộng tác. Từ đó, Besso hỗ trợ Einstein trong 4 bài báo đột phá về một số hiện tượng vật lý, bao gồm mối tương quan giữa khối lượng và năng lượng, trở thành tiền đề cho công thức E =mc^2.

Công trình của Einstein còn mở đường cho những khám phá vật lý thiên văn hiện đại, ví dụ như phát hiện sóng hấp dẫn vào năm 2015 mà ông từng dự đoán.

Trong bản thảo được đấu giá, một số phép tính của ông được chỉ ra là không chính xác. Einstein đã ghi sai khối lượng của Mặt Trời ở một phương trình, gây nên sai sót kéo dài suốt các phép tính sau. Mặc dù phép tính sau đó được xem xét lại, một số công thức vẫn còn dư âm của sự nhầm lẫn.

Tuy nhiên, có lẽ đó lại là nguyên nhân giúp bản thảo thậm chí còn đáng giá hơn. Bản thảo thể hiện những khó khăn trong công việc, là minh chứng đằng sau một khoảnh khắc eureka trong vật lý là nỗ lực của những người làm khoa học suốt nhiều năm cần mẫn.

Bản thảo lỗi của Einstein được bán với giá 15 triệu USD

Ảnh chụp một phần bản thảo của Einstein và Besso. Ảnh: Christie’s

Bút pháp của Einstein được nhận xét là gọn gàng và có lề lối, sử dụng các thanh vẽ theo chiều ngang để phân tách các phép tính. Ngoài ra, cá tính của nhà vật lý cũng hiện lên qua những đường gạch và vết xé bỏ các phần.

Theo ABC News, bên cạnh một phương trình mô tả chính xác tính tương đối của chuyển động quay, Einstein đã viết nguệch ngoạc “Stimmt!” (nó đã thành công).

Là một nhà khoa học từng đoạt giải Nobel và được kính trọng, những bản thảo thế này của Einstein rất có giá trị và được lưu trữ đặc biệt. Đây có lẽ là lý do vì sao độc giả chỉ mới được tiếp cận một bài báo chưa từng được xuất bản của nhà vật lý về loài ong trong năm nay.

Theo Zing

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.