Báo động vấn nạn "bắt cóc máy tính" đòi tiền chuộc

Phần mềm “bắt cóc” máy tính thực tế chỉ là một dạng phần mềm độc hại, được những tên tội phạm mạng sử dụng để cưỡng đoạt tiền từ người sử dụng Internet.

bao dong van nan bat coc may tinh doi tien chuoc

Hoạt động của phần mềm này giống như việc giam giữ trái phép ai đó trong không gian ảo. Chúng sẽ khiến máy tính của nạn nhân trở thành con tin, thông qua việc mã hóa toàn bộ dữ liệu chứa trong ổ cứng của chiếc máy, bên cạnh các thiết bị lưu trữ di động như thẻ nhớ USB đang kết nối với máy tính vào thời điểm vụ tấn công diễn ra.

Các hacker đứng sau vụ tấn công sẽ đòi nạn nhân trả một khoản tiền để được trao cho chìa khóa giải mã dữ liệu. Không có chìa khóa này, dữ liệu của họ có khả năng bị mất đi vĩnh viễn.

Hoạt động chi trả thường được thực hiện bằng đồng bitcoin. Đây là một đồng tiền ảo không thể lần theo dấu vết và qua đó cho phép kẻ tấn công giấu kín tên tuổi.

Tháng 2/2016, một bệnh viện ở Los Angeles, Mỹ, từng phải trả số bitcoin tương đương 17.000 USD để lấy lại quyền kiểm soát các máy tính, sau khi bị hacker khống chế suốt hơn một tuần.

Phần mềm "bắt cóc máy tính" làm con tin có thể thâm nhập vào một hệ thống khi người dùng vô tình mở thư điện tử có đính kèm file độc hại, nhấn vào một đường link không an toàn hoặc truy cập vào một trang web đã bị hacker kiểm soát.

Có nhiều cách thức để đối phó với nạn "bắt cóc máy tính" làm con tin.

Trước tiên, cần cẩn trọng khi mở các tập đính kèm theo thư điện tử, cũng như các đường link gây nghi vấn trên Internet. Tránh không truy cập vào các trang web đáng ngờ.

Không cung cấp thông cá nhân hoặc thông tin tài chính, trừ khi bạn đang làm điều đó trên một trang web được bảo mật tốt. Sử dụng tường lửa và cập nhật phần mềm diệt virus.

Tạo ra các mật mã mạnh, bao gồm nhiều chữ, số, dài và khó đoán. Luôn sao lưu thông tin quan trọng lên các ổ lưu trữ di động không kết nối với máy tính.

Theo Vietnam+

Đọc thêm

Hàng hiếm iPhone không có logo Apple

Hàng hiếm iPhone không có logo Apple

Một nguyên mẫu iPhone được cho là phiên bản thử nghiệm tính năng nút cảm ứng, dùng logo biểu tượng Vesica Piscis thay quả táo.
Smartphone giá rẻ rồi cũng có AI

Smartphone giá rẻ rồi cũng có AI

Đến năm 2028, 90% smartphone giá trên 250 USD sẽ trang bị những tính năng AI tạo sinh, vốn chỉ đang có mặt trên các dòng cao cấp.
iPhone SE 4 có gây bất ngờ?

iPhone SE 4 có gây bất ngờ?

Dù chưa có tin đồn xác thực, ảnh chụp mô hình của iPhone SE 4 cho thấy có khả năng mẫu iPhone giá rẻ có thêm phiên bản màn hình lớn với kích thước 6,7 inch.
Giá cước 5G thế nào so với 4G?

Giá cước 5G thế nào so với 4G?

Gói 5G thấp nhất giá 135.000 đồng, cao gần gấp đôi mức 70.000 đồng của gói 4G, nhưng dung lượng nhiều gấp tám lần, kèm nhiều tiện ích.
'Cú lừa' mới của YouTube với quảng cáo

'Cú lừa' mới của YouTube với quảng cáo

YouTube đang thử nghiệm loại bỏ bộ đếm thời gian hình tròn hiển thị trước khi người dùng nhấn nút bỏ qua quảng cáo trên cả phiên bản máy tính và di động.
Nhiều khu vực xuất hiện sóng 5G

Nhiều khu vực xuất hiện sóng 5G

Thiết bị của người dùng tại nhiều khu vực ở Hà Nội, TP HCM và một số tỉnh thành bất ngờ bắt được sóng 5G, dù công nghệ kết nối này chưa triển khai chính thức.
Chờ đợi gì ở M4 MacBook Pro?

Chờ đợi gì ở M4 MacBook Pro?

Người dùng đang chờ đợi nhiều cập nhật và thay đổi ở M4 MacBook Pro, chiếc máy tính sắp được Apple trình làng.