Bảo hộ sở hữu trí tuệ để sản phẩm OCOP Hà Tĩnh vươn xa

(Baohatinh.vn) - Những sản phẩm đạt chuẩn OCOP ở Hà Tĩnh khi được bảo hộ sở hữu trí tuệ (SHTT) sẽ nâng tầm cả về giá trị, thương hiệu và tiếp cận tốt hơn với thị trường.

Bảo hộ sở hữu trí tuệ để sản phẩm OCOP Hà Tĩnh vươn xa

Nhãn hiệu “Nhung hươu Thuận Hà” đã được Cục SHTT cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Bên cạnh những bí quyết để tạo giá trị riêng, doanh nghiệp tư nhân Nhung hươu Thuận Hà (xã Sơn Giang, Hương Sơn) đã mạnh dạn đầu tư trang thiết bị và các giải pháp về khoa học - công nghệ để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Bà Chu Thị Hồng Hà - Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Nhung hươu Thuận Hà cho biết: Chúng tôi đã đầu tư trên 1 tỷ đồng để đầu tư trang thiết bị, máy móc để chế biến sâu các sản phẩm từ nhung hươu như: nhung hươu thái lát, nhung sấy khô, bột nhung, rượu, cao nhung hươu... Đặc biệt, thời gian qua, chúng tôi nỗ lực xây dựng hình ảnh, thương hiệu sản phẩm. Nhờ nâng cao chất lượng sản phẩm, chú trọng mẫu mã, năm 2019, sản phẩm của doanh nghiệp đã được chứng nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Hiện tại, nhãn hiệu “Nhung hươu Thuận Hà” đã được Cục SHTT cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và đã vươn xa đến nhiều địa phương trong cả nước, giá trị của phẩm cũng được nâng cao so với trước. Doanh thu hàng năm của doanh nghiệp đạt khoảng 13 tỷ đồng. Mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp là sản xuất thành công các loại thực phẩm chức năng từ nhung hươu để xuất khẩu sản phẩm.

Bảo hộ sở hữu trí tuệ để sản phẩm OCOP Hà Tĩnh vươn xa

Sản phẩm bưởi Phúc Trạch ở Hương Khê sau khi được bảo hộ SHTT (chỉ dẫn địa lý) đã tăng 25% giá trị.

Ông Trần Mạnh Hùng - Trưởng phòng QLCL&CN, Sở KH&CN chia sẻ: Từ thực tiễn có thể thấy rõ công tác thực hiện quản lý và khai thác tốt nhãn hiệu cộng đồng gắn với sản phẩm OCOP đã góp phần nâng cao giá trị của các sản phẩm. Theo đánh giá trên một số sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh sau khi được thiết lập quyền SHTT, giá trị thương hiệu và giá trị sản phẩm tăng từ 15-25% và giữ ổn định. Đơn cử như: Bưởi Phúc Trạch tăng khoảng 25%, cam Thượng Lộc tăng khoảng 15%, Nhung hươu Hương Sơn tăng khoảng 20%.

Bảo hộ sở hữu trí tuệ để sản phẩm OCOP Hà Tĩnh vươn xa

Nhiều cơ sở OCOP ở Hà Tĩnh mạnh dạn đầu tư trang thiết bị và các giải pháp về KHCN để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Trong ảnh: Cơ sở bánh đa nem Nam Chi, xã Đồng Môn, TP Hà Tĩnh.

Bên cạnh đó, thiết lập quyền SHTT còn tác động tích cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và tăng trưởng nhanh. Đặc biệt, sản phẩm đã bảo hộ sẽ được pháp luật bảo vệ, góp phần đảm bảo quyền lợi chính đáng cho chủ thể sản suất, kinh doanh cũng như quyền lợi người tiêu dùng.

Thực tế cũng cho thấy, về SHTT, nếu như trước đây nhiều cơ sở chưa biết “khai sinh” cho sản phẩm thì nay đã biết tìm hiểu và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm của mình, biết nâng niu, chăm lo, xây dựng hình ảnh thương hiệu.

Bảo hộ sở hữu trí tuệ để sản phẩm OCOP Hà Tĩnh vươn xa

Qua các hoạt động hỗ trợ phát triển thương hiệu, bảo hộ SHTT của ngành KH&CN, đến nay, nhãn hiệu “Nước mắm Kỳ Ninh” của thị xã Kỳ Anh đã được bảo hộ, giá trị sản phẩm tăng cao so với trước.

Tuy nhiên, nhìn chung hoạt động tạo lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ gắn với các sản phẩm đặc sản, sản phẩm OCOP ở Hà Tĩnh hiện nay vẫn chưa được quan tâm, phát triển đúng mức. Nhận thức của các cấp, các ngành về SHTT còn hạn chế, chưa thực sự xem và sử dụng SHTT là một công cụ để phát triển bền vững. Hoạt động đăng ký bảo hộ và phát triển quyền SHTT còn ít. Hoạt động khai thác các giá trị của SHTT chưa được quan tâm. Một số thương hiệu sản phẩm, ngành hàng chủ lực của tỉnh chưa được xây dựng và phát triển.

Theo Phó Giám đốc Sở KH&CN Nguyễn Huy Trọng, việc triển khai một cách có hệ thống và đồng bộ hoạt động phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm đặc sản, sản phẩm OCOP của tỉnh nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển, gia tăng chuỗi giá trị hàng hóa, góp phần mang lại lợi ích cho người sản xuất kinh doanh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; đảm bảo sự chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh Hà Tĩnh là yêu cầu cấp bách hiện nay.

Bảo hộ sở hữu trí tuệ để sản phẩm OCOP Hà Tĩnh vươn xa

Thời gian qua, ngành KH&CN Hà Tĩnh thường xuyên triển khai các hoạt động nhằm tìm giải pháp phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm đặc sản, sản phẩm OCOP.

Do đó, ngành KH&CN Hà Tĩnh đang tiếp tục đẩy mạnh công tuyên truyền đến Nhân dân và xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý về SHTT ở các địa phương. Bên cạnh đó, nâng cao công tác phối hợp, lồng ghép các chương trình, chính sách của tỉnh, địa phương để hỗ trợ, phát triển đồng bộ các sản phẩm; xây dựng hệ thống đấu nối các đơn vị, sở, ngành và địa phương để chia sẻ kinh nghiệm tạo tập, quản lý, phát triển tài sản trí tuệ gắn với phát triển sản phẩm OCOP.

“Đặc biệt, Sở KH&CN sẽ phối hợp với các địa phương thực hiện quản lý và khai thác tốt các nhãn hiệu cộng đồng gắn với sản phẩm OCOP để nâng cao giá trí và sức cạnh tranh cho từng sản phẩm. Làm tốt công tác trao quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý cho các chủ thể đồng thời gắn với hoạt động giám sát sử dụng hệ thống nhận diện và chất lượng sản phẩm. Tăng cường công tác quản lý và xử lý các hành vi vi phạm về sở hữu công nghiệp, nhãn hàng hóa…” - ông Nguyễn Huy Trọng nhấn mạnh.

Ông Lê Xuân Tùng, Trưởng phòng OCOP, Văn phòng điều phối NTM tỉnh cho biết, có thể khẳng định, SHTT trong xây dựng và phát triển sản phẩm là vấn đề quan trọng, cốt lõi, quyết định thương hiệu và khả năng “tiến xa” của sản phẩm. Do đó, bên cạnh tuyên truyền để nâng cao nhận thức của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chúng tôi sẽ tiếp tục hướng dẫn hỗ trợ các cơ sở OCOP sử dụng các chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể đã được cấp chứng nhận để từng bước xây dựng thương hiệu tập thể thương hiệu vùng cho các sản phẩm đặc sản Hà Tĩnh. Đồng hành cùng các sơ sở trong việc bảo vệ thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm và từng bước xây dựng sản phẩm OCOP quy mô lớn.

Chủ đề Khoa học - kỹ thuật

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.