Báo Mỹ gợi ý cựu chiến binh những điểm đến tại Việt Nam dịp 30/4

Hãng thông tấn AP gợi ý nhiều địa điểm tham quan dành cho cựu chiến binh Mỹ tới Việt Nam dịp 30/4, bao gồm đồi Hamburger, Khe Sanh, Nhà tù Hỏa Lò và Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh.

Natali và chồng (quốc tịch Đức) tham quan Dinh Độc Lập đầu tháng 4. Ảnh: Linh Huỳnh.
Natali và chồng (quốc tịch Đức) tham quan Dinh Độc Lập đầu tháng 4. Ảnh: Linh Huỳnh.

Paul Hazelton, cựu chiến binh Mỹ, cùng vợ vừa đi vừa quan sát hiện vật tại bảo tàng Chứng tích Chiến tranh (đường Võ Văn Tần, quận 3, TP.HCM).

"Nơi đây từng được gọi là Sài Gòn vào thời tôi ở đây", ông nói với tờ AP.

Bảo tàng thu hút khoảng 500.000 du khách mỗi năm, trong đó 2/3 là khách quốc tế. Điểm đến trưng bày hiện vật từ giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước kéo dài 21 năm (1954-1975).

Còn ở ngoại ô phía Bắc thành phố, địa đạo Củ Chi, nơi từng được dùng làm nơi trú ẩn, sinh hoạt và hoạt động phục vụ cách mạng, cũng được du khách quốc tế ưa chuộng, khoảng 1,5 triệu lượt khách đến đây mỗi năm.

Tờ AP gợi ý du khách quốc tế có thể ghé Nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội) để tìm hiểu về cuộc chiến chống Mỹ ở phía Bắc. Ảnh: Việt Linh.
Tờ AP gợi ý du khách quốc tế có thể ghé Nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội) để tìm hiểu về cuộc chiến chống Mỹ ở phía Bắc. Ảnh: Việt Linh.

Ngày nay, du khách đến đây có thể tham quan các lối đi hẹp, rẽ vào một trường bắn có một số vũ khí như AK-47, súng máy M-60.

"Càng tìm hiểu sâu, tôi càng hiểu rõ hơn về cách cuộc chiến đã xảy ra và cách người Việt Nam chiến đấu, tự bảo vệ non sông", Buono, khách du lịch người Italy, nói sau chuyến thăm địa đạo.

Ngoài TP.HCM, khu phi quân sự (DMZ) cũ ở tỉnh Quảng Trị cũng được du khách quốc tế ghé thăm nhiều, đáng chú ý là địa đạo Vịnh Mốc, Khe Sanh. Năm 2024, tỉnh đón 3 triệu lượt khách.

Bản thân Huế là chiến trường của một trận chiến lớn trong cuộc tấn công Tết năm 1968, một trong những cuộc chiến dài và dữ dội nhất của cuộc chiến chống Mỹ.

Ngày nay, Điện Kiến Trung, một trong những di tích quan trọng của quần thể di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long, được UNESCO công nhận, vẫn mang dấu hiệu của cuộc chiến khốc liệt nhưng phần lớn đã được trùng tu.

Phía tây Huế, đồi Thiên An hay đồi Hambuger (Hambuger hill), con đường gần biên giới với Lào, nơi diễn ra trận Đồi Thịt Băm vào năm 1969, cũng là điểm tờ AP gợi ý du khách quốc tế nên ghé thăm khi đến Việt Nam dịp 30/4.

Còn ở phía Bắc Việt Nam, các trận chiến chủ yếu là không chiến. Để hiểu sâu, hãng thông tấn của Mỹ hướng bạn đọc ngoại quốc đến Nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội).

lifestyle.znews.vn

Đọc thêm

Podcast truyện ngắn: Những hạt mầm ký ức

Podcast truyện ngắn: Những hạt mầm ký ức

Xa xa, trên con đường mòn sắp được mở rộng, những người nông dân đang trở về nhà từ cánh đồng vừa cày ải. Họ nhìn ra phía đồi chè. Dù chưa ai biết mai này sẽ ra sao, nhưng lúc này, chỉ lúc này thôi, tất cả vẫn còn nguyên vẹn.
Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Đọc thơ ông đã nhiều nhưng có dịp về thăm ngôi nhà của ông ở thôn Trần Phú, xã Thạch Trị (TP Hà Tĩnh), tôi mới thật sự hiểu vì sao giới văn nghệ Hà Tĩnh gọi Phạm Quỳnh Như là “thi sĩ của đồng quê”.
'Địa đạo – Mặt trời trong bóng tối' vượt qua mức doanh thu 45 tỷ đồng

'Địa đạo – Mặt trời trong bóng tối' vượt qua mức doanh thu 45 tỷ đồng

Ra mắt ngày 4/4 tại các rạp trên toàn quốc, bộ phim lịch sử, chiến tranh cách mạng do tư nhân đầu tư vốn “Địa đạo – Mặt trời trong bóng tối” đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của khán giả khắp cả nước. Chỉ sau 2 ngày công chiếu chính thức, 4 ngày chiếu sớm, bộ phim đã vượt qua mức doanh thu 45 tỷ đồng và tiếp tục tăng.
Dạ hội văn nghệ “Hồng Lĩnh tự hào địa linh”

Dạ hội văn nghệ “Hồng Lĩnh tự hào địa linh”

Dạ hội văn nghệ với chủ đề “Hồng Lĩnh tự hào địa linh” để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người dân và du khách về tham dự Đại lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương tại TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh).
Ngôi nhà trí tuệ - nơi lan tỏa tinh thần học tập

Ngôi nhà trí tuệ - nơi lan tỏa tinh thần học tập

Trải qua 4 năm triển khai, mô hình "Ngôi nhà trí tuệ" tại Hà Tĩnh đã khẳng định vai trò thúc đẩy phong trào khuyến học và xây dựng xã hội học tập tại các địa phương. Đây là nơi cung cấp nguồn tài liệu, sách báo phong phú đáp ứng nhu cầu học tập của người dân ở mọi lứa tuổi.