Bế mạc Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu

Hội nghị APGN lần thứ 8 đã thành công tốt đẹp với nhiều quyết định quan trọng của Mạng lưới Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu và Mạng lưới CVĐC khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Sau hơn 1 tuần tổ chức, chiều 15/9, Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của Mạng lưới Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APGN) tại Cao Bằng với chủ đề "Cộng đồng địa phương và phát triển bền vững trong vùng CVĐC" bước vào phiên bế mạc.

Tham dự có các ông, bà: Jin XiaoChi, Phó Chủ tịch Ban điều hành Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO, Điều phối viên Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương; Guy Martini, Tổng thư ký Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO; Đào Quyền Trưởng, Phó Vụ trưởng Vụ Ngoại giao văn hóa và UNESCO, Ủy viên thư ký Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam. Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Xuân Ánh cùng lãnh đạo một số ban, ngành tỉnh Cao Bằng.

Đại biểu dự Hội nghị APGN lần thứ 8 tại Cao Bằng.

Phát biểu tại phiên bế mạc, ông Jin XiaoChi, Phó Chủ tịch Ban điều hành Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO, Điều phối viên Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương bày tỏ lời cảm ơn chân thành đối với Chính phủ Việt Nam, chính quyền Trung ương và chính quyền tỉnh Cao Bằng, Ban Quản lý CVĐC toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng cũng như đội ngũ tình nguyện viên đã chuẩn bị kỹ lưỡng và đảm bảo mọi điều kiện để Hội nghị diễn ra thành công với nhiều hoạt động ý nghĩa, trong bối cảnh Cao Bằng cũng như nhiều địa phương của Việt Nam đang chịu tổn hại từ siêu bão Yagi.

Chương trình Hội nghị diễn ra bao gồm các phiên họp Hội đồng CVĐC toàn cầu UNESCO; họp Ban điều hành Mạng lưới CVĐC toàn cầu, Ban điều phối và Ban cố vấn; Lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO; các phiên họp, hội thảo chuyên đề…, với 800 đại biểu đến từ từ 19 quốc gia tham dự. Các phiên họp trong 3 ngày qua với nhiều bài thuyết trình sôi nổi về các hoạt động CVĐC, góp phần chia sẻ tri thức, kinh nghiệm, các khuyến nghị từ CVĐC của mình để tăng cường học hỏi lẫn nhau. Đặc biệt, các phiên họp có sự tham gia của lực lượng trẻ chia sẻ về những hoạt động, đóng góp đối với sự phát triển của CVĐC, đó chính là những niềm hy vọng của các CVĐC trong khu vực và trên toàn cầu hướng tới thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững trong tương lai.

Song song với các hoạt động chính trong Hội nghị, những hoạt động hiện trường, khảo sát thực địa, các biên bản ghi nhớ, thỏa thuận nhằm tăng cường hợp tác trong tương lai được ký kết giữa các CVĐC. Đó là những hoạt động ý nghĩa góp phần thúc đẩy các hoạt động của Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong thời gian tới.

Ông Jin Xiao Chi, Phó Chủ tịch Ban điều hành Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO, Điều phối viên Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương phát biểu tại phiên bế mạc.

Cùng với chúc mừng thành công của Hội nghị, Chủ tịch Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO ông NiKolas Zouros bày tỏ sự sẻ chia đối với gia đình của các nạn nhân bị thiệt hại và người dân chịu ảnh hưởng nặng nề do siêu bão Yaagi đổ bộ vào Việt Nam và tỉnh Cao Bằng. Ông khẳng định: Hội nghị APGN lần thứ 8 là một trong những hội nghị thành công nhất do Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO tổ chức trong những năm qua. Kêu gọi các thành viên của Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương hãy tiếp tục nỗ lực, phát huy và hỗ trợ nhau để Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương ngày càng mạnh mẽ hơn trên những hành trình trong tương lai.

Các đại biểu thực hiện nghi lễ ký Tuyên bố Cao Bằng.

Tại phiên bế mạc, Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO khu vực châu Á Thái Bình Dương đã đưa ra Tuyên bố Cao Bằng. Tuyên bố khẳng định vai trò quan trọng của các CVĐC trong khu vực và toàn cầu trong việc thúc đẩy phát triển bền vững và duy trì mối quan hệ hài hòa giữa nhân loại và thiên nhiên. Tuyên bố Cao Bằng khuyến nghị tất cả các bên liên quan, chính quyền địa phương và khu vực có liên quan đều được đại diện trong quá trình quản lý CVĐC toàn cầu UNESCO. Nhấn mạnh sự cần thiết của việc bảo tồn và phát huy ngôn ngữ địa phương, ngôn ngữ dân tộc thiểu số và các tri thức liên quan trong khu vực CVĐC. Nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc “lấy nhân dân làm trung tâm”, phát huy vai trò, quyền làm chủ của cộng đồng tại địa phương, đặc biệt là người dân tộc thiểu số, tham gia vào việc xác định bảo tồn và quảng bá các khu vực CVĐC. Khẳng định sự đa dạng về địa chất, sinh học và văn hóa có mối liên hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau. Tuyên bố thêm một lần nữa khẳng định CVĐC toàn cầu UNESCO đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và đóng góp vào 17 mục tiêu phát triển bền vững của Chương trình Nghị sự 2030 của Liên Hợp quốc, đặc biệt là trong giảm nghèo, giáo dục chất lượng, quan hệ đối tác vì các mục tiêu, hành động về khí hậu, giảm thiểu biến đổi khí hậu, giảm bất bình đẳng và bình đẳng giới.

Tuyên bố kêu gọi sự hợp tác giữa Mạng lưới CVĐC châu Á - Thái Bình Dương, Mạng lưới CVĐC Toàn cầu và các mạng lưới khu vực khác của Mạng lưới CVĐC toàn cầu, với mục tiêu bao quát là thiết lập một khuôn khổ toàn diện cho CVĐC bảo tồn và phát triển bền vững, xây dựng tầm nhìn dài hạn cho Mạng lưới CVĐC Toàn cầu. Đồng thời, tìm kiếm các giải pháp tăng cường trao đổi kiến thức và khuyến nghị những chính sách cho các hoạt động thực tiễn tốt nhất, thúc đẩy các chương trình quản lý rủi ro và giảm nhẹ thiên tai trong các CVĐC và tăng cường các chương trình giáo dục và xây dựng năng lực để trao quyền cho thanh, thiếu niên trong công tác bảo tồn và phát triển của CVĐC.

Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Hoàng Xuân Ánh, Trưởng Ban Tổ chức Hội nghị APGN lần thứ 8 phát biểu bế mạc.

Phát biểu bế mạc Hội nghị APGN lần thứ 8, Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Xuân Ánh bày tỏ cảm ơn sự quan tâm của lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và đặc biệt là sự phối hợp của Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam với vai trò đồng chủ trì Hội nghị; cảm ơn Hội đồng và Ban điều hành Mạng lưới CVĐC toàn cầu, Ban cố vấn của Mạng lưới CVĐC toàn cầu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, các thành viên Ban cố vấn, Hội đồng khoa học và toàn thể các đại biểu là thành viên mạng lưới CVĐC toàn cầu đã cùng chung tay tạo nên thành công của Hội nghị APGN lần thứ 8.

Khẳng định Hội nghị APGN lần thứ 8 thành công tốt đẹp với nhiều quyết định quan trọng của Mạng lưới CVĐC toàn cầu, Mạng lưới CVĐC khu vực Châu Á - Thái Bình Dương; tìm ra nhiều giải pháp, kinh nghiệm hữu ích trong công tác xây dựng và phát triển danh hiệu CVĐC theo các tiêu chí của UNESCO. Tin rằng, những kinh nghiệm, chia sẻ quý tại hội nghị góp phần giải quyết những thách thức toàn cầu hiện nay, đặc biệt là nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương và người dân trong việc bảo tồn, phát huy giá trị các loại hình di sản và tài nguyên thiên nhiên để phát triển du lịch bền vững.

Kết quả của Hội nghị APGN lần thứ 8 thể hiện tinh thần trách nhiệm của các thành viên của mạng lưới CVĐC toàn cầu và sự quyết tâm, nỗ lực của tỉnh Cao Bằng trong việc gìn giữ và khai thác bền vững các giá trị di sản trong vùng CVĐC toàn cầu Non nước Cao Bằng.

BTC Hội nghị APGN lần thứ 8 trao Giấy chứng nhận các thành viên có nhiều đóng góp cho Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO; trao các quyết định cho 6 CVĐC vừa được công nhận là CVĐC toàn cầu UNESCO năm 2024.

Tại phiên bế mạc, đại diện lãnh đạo tỉnh Cao Bằng thực hiện nghi thức trao cờ đăng cai tổ chức Hội nghị APGN lần thứ 9 cho CVĐC toàn cầu Langkawi (Malaysia).

Lãnh đạo tỉnh Cao Bằng trao cờ đăng cai tổ chức Hội nghị APGN lần thứ 9 cho CVĐC toàn cầu Langkawi (Malaysia).

Nhân dịp này, Ban Tổ chức trao giải cho các cá nhân đạt giải Cuộc thi ảnh đẹp về Hội nghị APGN lần thứ 8, trong đó: Giải nhất thuộc về tác phẩm “Dedication of making incense” của tác giả Seiya (Nhật Bản); giải nhì, tác phẩm “Small happiness of elderhood” của tác giả Alia Iaikarova, đến từ CVĐC Toratau (Nga); giải ba, tác phẩm “The Tay people’s traditional weaving craft” của tác giả Phan Xuân Tuyển (Cao Bằng - Việt Nam).

Trao giải Cuộc thi “Tìm hiểu về Mạng lưới CVĐC Việt Nam", trong đó, Giải nhất thuộc về Sarawak delta geopark (Malaysia); giải nhì Đỗ Thị Yến Ngọc (Việt Nam); giải ba Nur Balquis Hannah (Malaysia).

baocaobang.vn

Chủ đề Cẩm nang du lịch

Đọc thêm

Chuyện cây Hà Nội sau bão

Chuyện cây Hà Nội sau bão

Ngay sau cái đêm kinh hoàng bão YAGI đổ bộ vào Hà Nội, tôi lái xe ra đường. Khắp cả thành phố, cây nằm la liệt, nhiều cây bật gốc, gãy đổ tan hoang.
Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh) là một trong những di tích đặc trưng cho sinh hoạt tín ngưỡng, chốn trao gửi tâm linh của người dân và du khách thập phương.
Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Hình ảnh cảm động các chiến sĩ đưa dân ra ngoài, các xe đi chậm lại để dìu mọi người trên cầu trong lúc gió to… được cô gái TP. Hồ Chí Minh khắc họa lại trong bộ tranh nói về Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi.
Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Tối 8/9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Lễ tổng kết Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2024 và Chương trình Gala tiếng Việt thân thương đã diễn ra với sự tham dự của hơn 600 đại biểu. Những “Sứ giả tiếng Việt” năm 2024 đã được vinh danh và trao tặng bằng khen.
Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Cây nhãn già thách thức mưa nắng, bão bùng, nhìn vào đó, bà luôn tưởng tượng bóng hình Hiếu, vẫn hiển hiện đâu đây trong khu vườn, căn nhà thân thuộc, như chưa từng có cuộc chia ly...
Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Có vẻ như mọi hân hoan, quyến luyến, mọi mỹ cảm, nồng say đều dồn tụ hết vào một chữ thu. Thu xao xuyến, thu bồi hồi, thu bâng khuâng, thu đa cảm...
Truyện ngắn: Màu áo lính

Truyện ngắn: Màu áo lính

Phía ngoài ô cửa sổ, loa phát thanh đang vang lên tin tức về những hoạt động mừng ngày tết Độc lập. Ông Việt nhìn ra lá cờ đỏ sao vàng tung bay ngoài song cửa rồi mắt ông ầng ậc nước…
Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời hơn 360 năm, nằm trong khuôn viên nhà thờ Phan Tôn Chu và Ngọc Hoa công chúa ở thôn Phú Vinh, xã Cổ Đạm, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Miền gió

Podcast truyện ngắn: Miền gió

Anh hứa chỉ xin gặp lại một lần thôi chứ sẽ không làm gì xáo trộn cuộc sống bình yên của chị, nhưng chị biết tình yêu ban đầu ấy vẫn còn như ngọn lửa, chỉ một khoảnh khắc thôi cũng đủ cháy bùng lên tựa thuở thanh xuân...
Kịch bản nào cho nơi "địa lý yếu" dịp 2/9?

Kịch bản nào cho nơi "địa lý yếu" dịp 2/9?

Điểm đến gặp bất lợi về địa lý cần đẩy mạnh "những con chim mồi" đặc trưng tại địa phương nếu muốn thu hút dòng khách nội địa, theo ông Dương Đức Minh, Phó Viện Trưởng ITERD.