Bế mạc phiên họp 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 13

Chiều 10/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp bế mạc phiên họp thứ 37.

Bế mạc phiên họp 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 13 ảnh 1

Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn phát biểu ý kiến. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)

Tại phiên họp lần này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về các dự án Bộ luật hình sự (sửa đổi), Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi), Luật an toàn thông tin, Luật phí, lệ phí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hàng hải Việt Nam; cho ý kiến các dự thảo báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi), Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Luật tổ chức chính quyền địa phương và Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe báo cáo kết quả Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 132 (IPU-132) tại Hà Nội; cho ý kiến về các Tờ trình của Chính phủ về Đề án thành lập thành phố Tam Điệp thuộc tỉnh Ninh Bình và thị xã Kỳ Anh thuộc tỉnh Hà Tĩnh; dự kiến chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội năm 2016; nghe báo cáo kết quả giám sát về tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng kết luận nhấn mạnh các cơ quan hữu quan cần chuẩn bị chu đáo các nội dung cho Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa 13 sẽ diễn ra vào tháng Năm tới. Khối lượng công việc nhiều đòi hỏi các đơn vị phải nỗ lực và có tinh thần trách nhiệm cao để chuẩn bị tốt cho kỳ họp cuối năm.

Trước đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự kiến chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2016.

Báo cáo về dự kiến chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2016 cho biết Quốc hội sẽ tiến hành ba kỳ họp với những điểm chính của mỗi kỳ họp là Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa 13, diễn ra khoảng 10 ngày, vào cuối tháng 3/2016, tập trung vào việc tổng kết công tác cả nhiệm kỳ; thực hiện giám sát công tác bầu cử đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ khóa 14 và đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2016-2021; dự kiến không tổ chức chất vấn và giám sát chuyên đề.

Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 14, là kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa mới, diễn ra khoảng 20 ngày, vào cuối tháng 7/2016, chủ yếu tập trung làm công tác tổ chức bộ máy và nhân sự cấp cao của các cơ quan Nhà nước; xem xét báo cáo về công tác bầu cử đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ khóa 14 và đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2016-2021; tại kỳ họp này, dự kiến không tổ chức chất vấn và giám sát chuyên đề.

Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa 14, diễn ra vào cuối tháng 10/2016; hoạt động của Quốc hội đi vào ổn định, tập trung vào các nội dung chính là kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước, xây dựng pháp luật, quyết định các vấn đề quan trọng và hoạt động giám sát; tại kỳ họp này, dự kiến có tiến hành hoạt động chất vấn và giám sát một chuyên đề.

Trong ba nội dung chuyên đề cụ thể được đề xuất tại Báo cáo về dự kiến chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2016, Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn cho biết sẽ trình hai nội dung là việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển khoa học, công nghệ để thực hiện mục tiêu đến 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại và việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (giai đoạn 2010-2015) gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp để Quốc hội lựa chọn giám sát.

Thời gian còn lại của buổi làm việc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại một số nước.

Theo Vietnam+

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Vấn đề hôm nay: Phát huy trí tuệ toàn dân trong sửa đổi Hiến pháp

Vấn đề hôm nay: Phát huy trí tuệ toàn dân trong sửa đổi Hiến pháp

Quốc hội đang tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các cấp, ngành về dự thảo nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Làm thế nào để phát huy trí tuệ toàn dân trong góp ý sửa đổi Hiến pháp ở Hà Tĩnh? Nội dung sẽ được phân tích trong chương trình Vấn đề hôm nay với sự tham gia của 2 khách mời.
Nâng cao chất lượng hoạt động, hiệu quả tuyên truyền của Báo Hà Tĩnh

Nâng cao chất lượng hoạt động, hiệu quả tuyên truyền của Báo Hà Tĩnh

Sáng 22/5, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng chủ trì buổi làm việc của Thường trực Tỉnh ủy với Báo Hà Tĩnh để nghe báo cáo tình hình, kết quả nhiệm vụ thời gian qua và thực hiện nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới. Cùng dự buổi làm việc có Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Hà Văn Hùng; lãnh đạo Đảng ủy UBND tỉnh, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy, Sở VH-TT&DL.
Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Báo Hà Tĩnh

Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Báo Hà Tĩnh

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng ghi nhận Báo Hà Tĩnh luôn bám sát các chủ trương của Trung ương, của tỉnh, đổi mới nội dung hình thức tuyên truyền, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến các nội dung thuộc thẩm quyền

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến các nội dung thuộc thẩm quyền

Sáng 21/5, dưới sự chủ trì của Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh họp cho ý kiến các nội dung thuộc thẩm quyền. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải và các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy cùng dự.
Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội Đảng bộ tỉnh họp bàn kế hoạch thời gian tới

Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội Đảng bộ tỉnh họp bàn kế hoạch thời gian tới

Sáng 21/5, dưới sự chủ trì của đồng chí Trần Thế Dũng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Trưởng Tiểu ban, Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh XX họp bàn kế hoạch thực hiện nhiệm vụ thời gian tới. Cùng dự có các đồng chí Ủy viên BTV Tỉnh ủy, lãnh đạo các ban, sở, ngành liên quan.
Tầm vóc của cán bộ cấp xã mới

Tầm vóc của cán bộ cấp xã mới

Khi chính quyền địa phương 2 cấp được thực thi trên cả nước và Hà Tĩnh, chính quyền cấp xã sẽ có nhiều nhiệm vụ, quyền hạn mới, đòi hỏi tầm vóc của cán bộ, công chức phải khác trước rất nhiều.