Phớt lờ cảnh báo, người dân phơi lúa, đốt rơm rạ tùy tiện

(Baohatinh.vn) - Dù ngành chức năng ở Hà Tĩnh đã nhắc nhở, chấn chỉnh nhưng tình trạng phơi lúa, đốt rơm rạ tuỳ tiện vẫn tái diễn, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường.

bqbht_br_dan-cu-3.jpg
Thời điểm này, khi lưu thông trên các tuyến giao thông, từ đường liên thôn, liên xã, cho tới huyện lộ, tỉnh lộ, quốc lộ, thậm chí là cả cao tốc Bắc - Nam, người tham gia giao thông không khỏi khó chịu trước cảnh khói mù mịt từ việc đốt rơm rạ sau thu hoạch lúa. Ảnh chụp trên tuyến cao tốc Bắc - Nam qua xã Quang Lộc (huyện Can Lộc).
bqbht_br_cao-toc-1cs.jpg
bqbht_br_cao-toc-1.jpg
Việc đốt rơm rạ thường diễn ra vào buổi chiều, ngay tại ruộng sau khi thu hoạch lúa là thói quen của người dân tại nhiều địa phương ở Hà Tĩnh. Dù việc này giúp nông dân đỡ vất vả nhưng lại ảnh hưởng khá lớn đến cộng đồng, môi trường. Ảnh chụp trên tuyến cao tốc Bắc - Nam qua xã Sơn Lộc (huyện Can Lộc).
Video: Đốt rơm rạ ảnh hưởng tới phương tiện di chuyển trên cao tốc.
bqbht_br_dan-cu-2.jpg
Khói từ việc đốt rơm rạ gây khó thở, hạn chế tầm nhìn, dễ xảy ra tai nạn giao thông (TNGT). Ảnh chụp trên tuyến đường tỉnh 553 ở xã Thạch Thắng, TP Hà Tĩnh.
bqbht_br_dt553-1.jpg
bqbht_br_dt553.jpg
Cứ vào dịp tháng 5, 6 hằng năm - khi bắt đầu vào vụ thu hoạch lúa xuân, nhiều cánh đồng ở Hà Tĩnh lại nghi ngút khói do việc đốt rơm rạ. Ảnh chụp trên tuyến đường tỉnh 553 ở xã Cẩm Vịnh, TP Hà Tĩnh.
bqbht_br_dan-cu.jpg
bqbht_br_dan-cu-01.jpg
Nhiều khu dân cư gần các cánh đồng cũng “ngộp thở” với khói đặc từ việc đốt rơm rạ. Khói bụi giữa những ngày nắng nóng oi bức khiến không khí càng ngột ngạt. Ảnh chụp ở xã Thạch Thắng (TP Hà Tĩnh).
bqbht_br_cao-toc-05b.jpg
Thậm chí, một số người dân còn đốt rơm rạ ngay dưới đường điện. Ảnh chụp ở xã Sơn Lộc (huyện Can Lộc).
bqbht_br_cao-toc-03ca.jpg
bqbht_br_cao-toc-03cv.jpg
Sau khi thu hoạch lúa, rơm rạ phát sinh ngay ngoài đồng. Chỉ một số hộ dân cần rơm cho chăn nuôi mới thu gom đưa về nhà, còn đa phần người dân xử lý bằng biện pháp đốt ngay tại ruộng. Ảnh chụp trên quốc lộ 1 ở xã Cẩm Vịnh, TP Hà Tĩnh.
bqbht_br_cao-toc-05ab.jpg
bqbht_br_dan-cu-1a.jpg
Dù ngành chức năng, chính quyền địa phương đã khuyến cáo người dân hạn chế đốt rơm rạ. Tuy vậy, dường như người dân vẫn “phớt lờ” và tiếp tục đốt một cách bừa bãi. Ảnh chụp tại xã Quang Lộc (huyện Can Lộc) và xã Thạch Thắng (TP Hà Tĩnh).
Video: Ô nhiễm khói do việc đốt rơm rạ của người dân sau khi thu hoạch lúa.
bqbht_br_phoi-lua-mat-atgt-5a.jpg
Cùng với việc đốt rơm rạ bừa bãi, việc người dân lấn chiếm lòng, lề đường để phơi lúa vẫn tái diễn tại nhiều địa phương của Hà Tĩnh. Ảnh chụp tuyến đường ở xã Cẩm Dương, huyện Cẩm Xuyên.
bqbht_br_phoi-lua-mat-atgt-4a.jpg
bqbht_br_phoi-lua-mat-atgt-7a.jpg
Thời gian qua, lực lượng chức năng đã tăng cường công tác tuyên truyền, nhắc nhở người dân không lấn chiếm lòng đường phơi lúa sau khi thu hoạch. Dù vậy, việc lấy đường làm sân phơi vẫn diễn ra. Ảnh chụp tuyến đường ở xã Yên Hòa, xã Cẩm Dương, huyện Cẩm Xuyên.
bqbht_br_cao-toc-05.jpg
bqbht_br_phoi-lua-mat-atgt-2a.jpg
Lý do được người dân đưa ra là trong nhà không có chỗ phơi và việc “tận dụng” đường giao thông để phơi lúa chỉ kéo dài trong vòng một tuần tới 10 ngày. Ảnh chụp trên quốc lộ 15B ở xã Quang Lộc và Sơn Lộc, huyện Can Lộc.
bqbht_br_phoi-lua-mat-atgt.jpg
Dù với lý do gì, việc lấn chiếm lòng, lề đường để phơi lúa đều gây mất trật tự an toàn giao thông. Ảnh chụp trên quốc lộ 15B ở xã Xuân Lộc, huyện Can Lộc.
bqbht_br_phoi-lua-mat-atgt-3.jpg
bqbht_br_phoi-lua-mat-atgt-3a.jpg
Trong quá trình phơi lúa, một số người dân còn sử dụng gạch đá, vật cứng để ngăn phương tiện đi vào điểm lúa đang phơi. Việc này càng làm gia tăng nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông. Ảnh chụp trên quốc lộ 15B ở xã Quang Lộc, huyện Can Lộc.
bqbht_br_phoi-lua-mat-atgt-7ba.jpg
Có tuyến đường được người dân “trưng dụng” làm chỗ phơi lúa.
bqbht_br_cao-toc-02a.jpg
Ngành chức năng và chính quyền địa phương ở Hà Tĩnh cần tiếp tục tuyên truyền, yêu cầu các hộ sản xuất nông nghiệp sau khi thu hoạch không phơi thóc, rơm rạ, tuốt lúa trên đường; không đốt rơm, rạ, phụ phẩm nông nghiệp gây ô nhiễm môi trường không khí, nguy cơ mất an toàn giao thông và phòng chống cháy nổ...

Trong tháng 5 (từ ngày 15/4 đến ngày 14/5), trên địa bàn toàn tỉnh xảy ra 26 vụ tai nạn giao thông, làm 18 người chết, 16 người bị thương (giảm 16 vụ, giảm 6 người chết, giảm 4 người bị thương so với cùng kỳ năm 2024; giảm 14 vụ, giảm 7 người chết, giảm 5 người bị thương so với tháng trước).

Trong tháng, lực lượng CSGT toàn tỉnh đã lập biên bản xử lý vi phạm 2.027 trường hợp, phạt tiền hơn 3,8 tỷ đồng, qua đó tạm giữ 8 xe ô tô, 289 xe mô tô, 1 phương tiện khác; tước GPLX 85 trường hợp; trừ điểm GPLX 439 trường hợp. Lỗi vi phạm chủ yếu: Không đội mũ bảo hiểm, nồng độ cồn, quá tốc độ quy định, dừng đỗ không đúng quy định, không có GPLX...

Tính chung 5 tháng, Hà Tĩnh xảy ra 156 vụ tai nạn giao thông, làm 105 người chết, 78 người bị thương.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Chủ đề An toàn giao thông

Chủ đề Tai nạn Giao thông Hà Tĩnh

Đọc thêm

Podcast: Điểm tin an ninh trật tự tuần qua

Podcast: Điểm tin an ninh trật tự tuần qua

Xe tải va chạm xe máy, nam sinh lớp 12 tử vong; điều tra vụ thanh niên tử vong cạnh xe máy tại TP Hà Tĩnh; xe đầu kéo tông xe tải lật nghiêng, 2 người thoát nạn… là những thông tin chính trong Podcast: Điểm tin an ninh trật tự tuần của Báo Hà Tĩnh.
Khởi tố hình sự vụ TNGT khiến nữ sinh ở Vĩnh Long tử vong

Khởi tố hình sự vụ TNGT khiến nữ sinh ở Vĩnh Long tử vong

Với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Bộ Công an, Ban Giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Long, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Vĩnh Long đã phân công điều tra viên tiến hành giải quyết nguồn tin về tội phạm và khởi tố vụ án hình sự để điều tra vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra vào 4/9/2024 tại xã Vĩnh Xuân khiến nữ sinh lớp 9 tử vong.
Lăng mộ vua nhà Hậu Lê bị xâm hại

Lăng mộ vua nhà Hậu Lê bị xâm hại

Kẻ gian dùng thiết bị dò tìm xuyên lòng đất quanh lăng mộ vua Lê Túc Tông ở khu di tích Lam Kinh nhằm tìm kiếm, đánh cắp đồ tùy táng có giá trị.