Tập đoàn Boeing đã hoàn tất mọi công đoạn để thực hiện phóng tàu vụ trụ đầu tiên của tập đoàn này lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) vào cuối tuần này.
Đây được coi là sứ mệnh quan trọng trong bối cảnh Cơ quan hàng không vũ trụ quốc gia Mỹ (NASA) có kế hoạch đến năm 2020 nối lại các chuyến đưa phi hành gia Mỹ lên vũ trụ.
Tàu vũ trụ Starliner của Boeing được phóng thử nghiệm trên sa mạc New Mexico ngày 4/11/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Dự kiến, vụ phóng được thực hiện từ bãi phóng ở Cape Canaveral vào 18h30 ngày 20/12 theo giờ địa phương, tức 6h30 sáng 21/12 theo giờ Việt Nam. Tàu con thoi CST-100 Starliner sẽ được phóng lên nhờ tên lửa đẩy Atlas V, mang theo hình nộm có tên Rosie, và sẽ tới ISS trong vòng 25 giờ đồng hồ. Sau khi lên tới ISS, tàu CST-100 Starliner sẽ kết nối với trạm trung tâm trong 7 ngày trước khi trở về Trái Đất vào lúc 3h46 phút ngày 28/12 và đáp xuống sa mạc New Mexico. Giám đốc chương trình của Dự án phi hành đoàn thương mại Boeing John Mulholland cho biết tàu CST-100 Starliner đã sẵn sàng cho sứ mệnh vũ trụ đầu tiên này.
Nếu thành công, sứ mệnh không gian lần này của Boeing đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong dự án nối lại các chuyến tàu đưa phi hành gia lên ISS mà NASA ấp ủ từ lâu.
Cuối tháng 3 vừa qua, tàu con thoi của SpaceX mang tên Crew Dragon đã thực hiện thành công sứ mệnh không gian tương tự. Điểm khác biệt chính là tàu Crew Dragon khi quay trở về Trái Đất đã đáp xuống biển thay vì sa mạc. Cả hai tàu đều phải dùng dù để giảm dần độ cao khi hạ cánh.
Kể từ khi chương trình tàu con thoi của Mỹ kết thúc vào năm 2011, Mỹ phải thuê các tàu vũ trụ của Nga để thực hiện các sứ mệnh lên ISS. Tuy nhiên, năm 2014, NASA đã ký hợp đồng trị giá 4,3 tỷ USD với Boeing và 2,5 tỷ USD với SpaceX để nối lại dự án đưa phi hành gia Mỹ lên ISS.
Theo tính toán, với các chuyến bay lên vũ trụ do Boeing thực hiện, NASA phải chi 90 triệu USD cho mỗi phi hành gia, trong khi mức chi đối với SpaceX là 50 triệu USD và đối với dịch vụ của Nga là 80 triệu USD.
Là một kỹ sư trẻ nhưng anh Lê Tuấn Vũ (SN 1990) đã có nhiều sáng kiến kinh nghiệm, ứng dụng hiệu quả, mang lại nhiều lợi nhuận cho Công ty CP Dược Hà Tĩnh.
Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Viện Hàn lâm Khoa học thế giới (TWAS) vừa bầu chọn 74 viện sỹ mới, trong đó có 2 giáo sư người Việt là Nguyễn Thế Hoàng (quê Hà Tĩnh) và Nguyễn Thị Thanh Mai (quê Quảng Ngãi).
Tiến sỹ Nguyễn Thụy Bá Linh giành giải thưởng TechWomen 100 của Anh nhờ đóng góp trong nghiên cứu, phát triển công nghệ y sinh tiên tiến, cách mạng hóa kỹ thuật tái tạo mô, chữa lành vết thương.
Ca nhiễm cúm gia cầm mới tại Canada đang khiến giới khoa học đứng ngồi không yên khi virus có dấu hiệu thích nghi với người, dù chưa có bằng chứng về khả năng lây từ người sang người.
Ô nhiễm không khí tại New Delhi đã tăng vọt lên mức “nguy hại” trong tuần này, buộc chính quyền phải hạn chế hoạt động di chuyển và khôi phục kế hoạch tạo mưa nhân tạo để giảm bớt khói độc.
Quỹ VinFuture vừa chính thức công bố lịch trình Tuần lễ Khoa học Công nghệ và Lễ trao giải VinFuture 2024 diễn ra từ ngày 4 - 7/12/2024 tại Hà Nội, Việt Nam.
Chương trình tập huấn nhằm tiếp tục trang bị kiến thức, năng lực về an toàn bức xạ, hạt nhân cho các cơ sở, người phụ trách và nhân viên bức xạ trên địa bàn Hà Tĩnh.
Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Công tác tuyên truyền pháp luật gắn với thanh, kiểm tra tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, giúp thị trường dầu nhờn động cơ ở Hà Tĩnh hoạt động đúng quy định.
Giải thưởng xét trao ở 5 lĩnh vực: Công nghệ thông tin, chuyển đổi số và tự động hóa; Công nghệ y-dược; Công nghệ sinh học; Công nghệ môi trường và Công nghệ vật liệu mới.
Theo Cơ quan Vũ trụ có người lái Trung Quốc (CMSA), sáng 4/11, nhóm 3 nhà du hành vũ trụ thuộc sứ mệnh Thần Châu-18 đã trở về Trái Đất an toàn, sau 6 tháng thực hiện nhiệm vụ trên trạm không gian Thiên Cung.
Đề tài hệ thống tự động cảnh báo lũ lụt và kiểm soát mực nước hồ chứa của em Trần Sỹ Nhiên (Hà Tĩnh) đạt giải khuyến khích cuộc thi sáng tạo thanh, thiếu niên, nhi đồng toàn quốc.
Các chuyên gia đã chia sẻ về tư duy và kỹ năng khởi nghiệp trong kỷ nguyên số với các "startup" Hà Tĩnh, trong đó có 5 nguyên tắc vàng trong khởi nghiệp sáng tạo.
Ngày 29/10, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Trung Quốc (CAS) thông báo đã khai thác thành công lõi băng dài 324 mét từ sông băng dày nhất trên Cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng.
Ban tổ chức cuộc thi huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã trao 13 giải pháp xuất sắc cho các tác giả, nhóm tác giả tham gia Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng.
GS. Sir. Richard Friend - Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng VinFuture, nhận định số lượng đề cử năm nay không chỉ tăng mà còn trải dài trên nhiều lĩnh vực khác nhau, cho thấy sự đón nhận ngày càng tích cực của cộng đồng khoa học thế giới.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.
Sau khi tách khỏi ISS vào giữa tuần, khoang hạ cánh của tàu của SpaceX chở phi hành đoàn 4 người đã đáp xuống Vịnh Mexico ngay ngoài khơi bờ biển Florida, Mỹ ngày 25/10.
Có một số quan điểm và giả thuyết xoay quanh viễn cảnh trí tuệ nhân tạo (AI) có thể dẫn đến sự diệt vong của nhân loại. Sau đây là 12 lý do phổ biến được nêu ra để giải thích mối lo ngại này.
Nhiều dự án thiết kế và phát triển máy bay siêu thanh đã đạt những cột mốc quan trọng hướng tới mục tiêu chở khách ở vận tốc nhanh hơn tốc độ âm thanh, theo Sun.
Theo các chuyên gia, Hà Tĩnh cần hoàn thiện định hướng phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo (ĐMST) của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; thúc đẩy cung – cầu thị trường KHCN và ĐMST.
NASA phóng tàu Europa Clipper lên Mặt trăng Europa của sao Mộc, nơi được coi là một trong những địa điểm triển vọng nhất để tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất.
TS Đỗ Thanh Nhỏ cùng cộng sự Đại học New South Wales, Australia thiết kế trái tim nhân tạo tâm thất trái, có khả năng mô phỏng chuyển động, áp suất máu và dòng chảy như trái tim thật.