Bức vẽ cành hoa bán giá 11 triệu USD

Tranh cành hoa của Thường Ngọc - họa sĩ Pháp gốc Hoa - được đấu giá ở mức hơn 86,5 triệu HKD (11 triệu USD).

Theo The Value, Cành hoa trên nền đỏ dẫn đầu trong số 34 tranh được bán ở phiên Nghệ thuật hiện đại do Sotheby"s Hong Kong tổ chức hôm 7/10.

Tranh cao gần 1,2m, hoàn thành hồi tháng 3/1963, là một trong số tác phẩm kích thước lớn nhất của Thường Ngọc (1895-1966). Họa sĩ miêu tả nụ hoa trong mùa đông, sẵn sàng bung nở đón xuân tới. Ông áp dụng bút pháp sơn thủy thời Nam Tống pha phong cách nghệ thuật hiện đại, gửi gắm lời chúc may mắn, bình an.

Bức vẽ cành hoa bán giá 11 triệu USD

Bức “Cành hoa trên nền đỏ”. Ảnh: The Value

Cành hoa trên nền đỏ được ví như “tự truyện” của Thường Ngọc giai đoạn cuối đời, thể hiện tinh thần và tâm thế của họa sĩ. Những năm 1960, ông nghèo khổ, vất vả nhưng vẫn nuôi ý chí mạnh mẽ, chờ đợi bước chuyển trong sự nghiệp - như những nụ hoa sắp hé nở.

Bức sơn dầu được giới chuyên môn nhận xét bừng sức sống, toát phong thái quyết đoán của họa sĩ. Tranh sống động nhờ các nhánh cây mang dáng vẻ sừng hươu nai.

Bức vẽ cành hoa bán giá 11 triệu USD

Họa sĩ miêu tả nụ hoa mới chớm. Ảnh: The Value

Thường Ngọc sở trường vẽ hoa lá, từng có nhiều tác phẩm đạt hàng chục triệu USD. Tháng 7/2020, bức Hoa cúc bung nở trên chậu xanh được bán với giá hơn 191 triệu HKD (24,4 triệu USD). Tháng 10 cùng năm, bức hoa cúc khác của họa sĩ đạt mức 187 triệu USD (23,8 triệu USD).

Thường Ngọc (tên tiếng Anh: Sanyu) sinh ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, thuở nhỏ học mỹ thuật ở Thượng Hải. Năm 1919, ông triển lãm thư pháp tại Tokyo, Nhật Bản. Năm 1920, được anh trai tài trợ, Thường Ngọc sang Pháp du học rồi định cư ở đây. Thập niên 1930, Thường Ngọc vẽ tranh minh họa, triển lãm tác phẩm ở Pháp, Hà Lan, Mỹ. Ông từng sống ở New York hai năm.

Bức vẽ cành hoa bán giá 11 triệu USD

Hai bức hoa cúc giá trên 20 triệu USD của Thường Ngọc. Ảnh: Christies

Sau Thế chiến 2, Thường Ngọc về lại Paris sinh sống. Theo Sohu , ông từng trải qua giai đoạn bất cần, tiêu xài hoang phí, dẫn đến khuynh gia bại sản, trở thành nghệ sĩ nghèo. Thường Ngọc mất trong phòng làm việc năm 1966 vì ngộ độc khí gas.

Theo Như Anh (VNE)

Đọc thêm

Tản văn: Chiếc nón của mẹ

Tản văn: Chiếc nón của mẹ

Khi đã trải qua quá nhiều va vấp trên đường đời, tôi càng thấm thía hơn những nghĩa tình ấy. Chợt nhận ra, mẹ cũng chính là một chiếc nón vĩ đại che chở tôi đến hết cuộc đời…
Hoa hậu AI đầu tiên trên thế giới lộ diện

Hoa hậu AI đầu tiên trên thế giới lộ diện

Kenza Layli - một nhân vật hoàn toàn được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo, vừa giành giải Hoa hậu AI. Người đẹp ảo này vốn có sức ảnh hưởng về mảng phong cách sống, thu hút lượng người theo dõi đông đảo trên Instagram, TikTok.
Vòng xòe nở hoa

Vòng xòe nở hoa

Đến Nghĩa trang Liệt sỹ Điện Biên Phủ, bà không tin là trong đời mình, có ngày lại được tự tay thắp hương lên mộ những vị anh hùng dân tộc...
Tản văn: Căn nhà tuổi thơ

Tản văn: Căn nhà tuổi thơ

Tôi lớn lên, cảm giác như không gian nhỏ hẹp đi. Cái man mác buồn bơ vơ của ngày nhỏ cũng không còn nữa. Thiếu thốn qua đi, kỷ niệm không còn nguyên sơ nữa...
Khoảnh khắc

Khoảnh khắc

Đêm tàn dần. Bình minh bắt đầu lên từ phía bên kia thành phố. Huyên đi qua một đêm thức trắng, kỷ niệm chầm chậm trôi trong đầu như một cuốn phim...
Tản văn: Hừng nắng sau cơn mưa

Tản văn: Hừng nắng sau cơn mưa

Sau mỗi lần trời mưa, tôi thường có thói quen ngồi ở một chỗ nào đó thật cao để đón lấy cái hừng nắng đầu tiên. Cái hừng nắng trông non nớt mà lại vô cùng mạnh mẽ...
Vienna tiếp tục là thành phố đáng sống nhất thế giới

Vienna tiếp tục là thành phố đáng sống nhất thế giới

Thủ đô Vienna của Áo một lần nữa được “xướng tên” là thành phố đáng sống nhất trên thế giới, theo bảng xếp hạng thường niên của Economist Intelligence Unit (EIU) - cơ quan nghiên cứu kinh tế thuộc tập đoàn dịch vụ thông tin và truyền thông toàn cầu The Economist, trong đó có báo The Economist.
Khủng hoảng không bắt đầu từ truyền thông

Khủng hoảng không bắt đầu từ truyền thông

Chuyên gia truyền thông Lê Quốc Vinh khẳng định ‘khủng hoảng không bắt đầu từ truyền thông’, mà bắt đầu từ chính triết lý, văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức…