Gruzia triệt phá đường dây buôn bán trẻ em quy mô lớn; Liên Hợp quốc tiếp tục bất đồng về tình hình Syria; Cá chết hàng loạt tại hồ Koroneia của Hy Lạp do nhiệt độ tăng... là những thông tin thế giới ngày qua Báo Hà Tĩnh tổng hợp.
Mẫu nước tại khu vực cá chẽm bị chết ở xã Thạch Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) gửi tới Trung tâm Quan trắc môi trường và bệnh thủy sản miền Bắc dự kiến 3 - 4 ngày sẽ có kết quả.
Sự tác động tổng hợp của các yếu tố độ mặn, độ kiềm, hàm lượng oxy, sắt và nước thượng nguồn đổ về thay đổi đột ngột là nguyên nhân khiến cá nuôi lồng bè chết hàng loạt tại Hà Tĩnh.
Sở TN&MT Hà Tĩnh vừa có báo cáo về hiện tượng thủy sản chết bất thường trên địa bàn Hà Tĩnh vừa qua. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do bèo tây bị chết tích tụ lắng xuống sông sản sinh nhiều loại khí độc dẫn đến thủy sản chết hàng loạt.
Sáng nay (11/9), Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 đã cử đoàn chuyên gia của Trung tâm Quan trắc môi trường và bệnh thủy sản miền Bắc trực tiếp vào Hà Tĩnh lấy mẫu để phân tích tìm nguyên nhân gây ra thủy sản chết hàng loạt.
Theo Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh Nguyễn Công Hoàng, hiện tượng cá chết hàng loạt có thể là do mưa lũ, nước bị ngọt hóa nhanh khiến cho môi trường thay đổi đột ngột, cá bị sốc nước.
Cá chẽm trong 7 lồng nuôi của 16 hộ dân thôn Tiến Hưng, xã Thạch Hưng, TP Hà Tĩnh bị chết trắng được người nuôi trồng địa phương phát hiện vào chiều hôm nay (9/9).
Khoảng hơn một tuần nay, người dân các xã Hồng Lộc, Tân Lộc (Lộc Hà - Hà Tĩnh) sống ven sông Én không khỏi bức xúc, lo lắng khi nguồn nước bị ô nhiễm nặng, chuyển sang màu đen ngòm, bốc mùi hôi thối khiến thủy sản bị chết hàng loạt.
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có công văn gửi các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, đề nghị UBND các địa phương này chỉ đạo các cơ quan liên quan nghiêm túc thực hiện chế độ báo cáo định kỳ kết quả quan trắc hiện trạng chất lượng môi trường biển khu vực 4 tỉnh miền Trung.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì hội nghị công bố hiện trạng môi trường biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế, sau sự cố xả thải của Formosa làm hải sản chết hàng loạt.
Tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV, sáng 10/8, Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh có các buổi tiếp xúc cử tri Đức Thọ, Can Lộc, Hương Khê.
Sáng nay (1/7), Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch HDND tỉnh Lê Đình Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Tất Thắng đã đi kiểm tra, nắm tình hình, tâm tư nguyện vọng của bà con ngư dân trên địa bàn thị xã Kỳ Anh sau khi Chính phủ công bố nguyên nhân sự cố môi trường biển tại các tỉnh miền Trung.
Thực hiện Quyết định số 183-QĐ/TU ngày 27/6/2016 của Tỉnh ủy Hà Tĩnh về việc thành lập các Tổ giúp việc Ban chỉ đạo phục hồi phát triển sản xuất, ổn định đời sống nhân dân và đảm bảo ANTT sau sự cố môi trường, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã thành lập Hội đồng đánh giá thiệt hại gồm 18 thành viên do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Tất Thắng làm Chủ tịch.
Thực hiện đúng lời hứa, 17h chiều 30/6, Chính phủ đã tổ chức Họp báo về nguyên nhân sự cố môi trường gây ra hiện tượng hải sản chết bất thường tại 4 tỉnh ven biển miền Trung vừa qua. Một số chuyên gia, luật sư đã bày tỏ ý kiến với phóng viên Báo Điện tử Chính phủ xung quanh vấn đề này.
Ngày 30/6, Văn phòng Chính phủ đã ra thông cáo báo chí về nguyên nhân gây ra sự cố môi trường khiến hải sản chết bất thường tại 4 tỉnh ven biển miền Trung nước ta.
Chiều nay (30/6), Chính phủ tổ chức họp báo chuyên đề, thông báo về nguyên nhân gây ra sự cố môi trường khiến hải sản chết bất thường tại 4 tỉnh ven biển miền Trung nước ta.
Hà Tĩnh có hơn 16.000 hộ có lao động gắn với hoạt động đánh bắt, khai thác hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá; nhiều tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động trong các ngành, nghề liên quan đến biển nên sự cố môi trường vừa qua đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống dân sinh. Dẫu đang đối mặt với nhiều khó khăn nhưng mỗi ngư dân, diêm dân, hộ buôn bán hải sản vẫn vững vàng bám trụ và tin tưởng mọi việc sẽ lại tốt đẹp trong nay mai...
Chiều 29/6, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Nam Hồng chủ trì cuộc giao ban của Thường trực Tỉnh ủy với lãnh đạo các đơn vị thuộc cơ quan Tỉnh ủy, Báo Hà Tĩnh, Trường Chính trị Trần Phú để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ thời gian qua, triển khai nhiệm vụ thời gian tới.
Sự cố môi trường biển thời gian qua ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh. Cùng với sự hỗ trợ, tiếp sức của Chính phủ, tỉnh Hà Tĩnh và cả cộng đồng, nhân dân vùng chịu ảnh hưởng đã nỗ lực vượt qua khó khăn, tin tưởng chờ đợi kết quả điều tra nguyên nhân sự cố và mong muốn nhận được những chính sách khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống.
Sự cố nhiễm độc biển dẫn đến cá chết hàng loạt tại các tỉnh miền Trung thời gian qua, trong đó, Hà Tĩnh là tâm điểm đã làm ảnh hưởng tới KT-XH nói chung, sinh kế, việc làm của người dân ven biển nói riêng đang thực sự gây tâm lý lo lắng và cả những bức xúc trong nhân dân.
Tiếp tục chương trình giám sát về thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân bị ảnh hưởng do sự cố cá chết bất thường, chiều 24/6, Đoàn công tác UBMTTQ Việt Nam do Phó Chủ tịch Trần Thanh Mẫn dẫn đầu có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh.
Đến thời điểm này, các chỉ số môi trường biển đã ổn định; các chỉ số an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) các mẫu hải sản đã trở lại mức bình thường. Tuy nhiên, tâm lý người tiêu dùng vẫn còn rất nghi ngại về chất lượng hải sản.
Xét đề nghị của Sở LĐTB&XH về thực hiện Quyết định 1121/QĐ-UBND ngày 11/5/2016 của UBND tỉnh hỗ trợ khẩn cấp cho người dân bị ảnh hưởng do hiện tượng hải sản chết bất thường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn vừa ký quyết định phân bổ 901.238 kg gạo cho các địa phương.
Nhằm hỗ trợ các hộ dân chịu ảnh hưởng thiệt hại về sự cố cá chết hàng loạt vừa qua, sáng 19/5, Công ty CP Đầu tư Mai Linh phối hợp MTTQ thị xã tổ chức trao tặng 3.600 suất quà cho các hộ dân các xã Kỳ Lợi, Kỳ Nam (thị xã Kỳ Anh).