Bộ NN-PTNT đề xuất phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để có chính sách đào tạo nghề, chuyển đổi nghề cho bà con ngư dân.
Tình trạng cá chết bất thường tại 4 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động khai thác hải sản của ngư dân. Theo số liệu thống kê, sản lượng thủy sản khai thác của Hà Tĩnh 6 tháng đầu năm giảm 16.000 tấn (giảm 6%); Quảng Bình giảm 23,6 nghìn tấn (giảm 8,7%); Quảng Trị giảm 16 nghìn tấn (giảm 14,3%); Thừa Thiên Huế giảm 13,3 nghìn tấn (giảm 30%).
Chính phủ đã có hỗ trợ và chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương xây dựng các chính sách hỗ trợ ngư dân. Nói về chính sách hỗ trợ cho ngư dân 4 tỉnh Bắc Trung bộ là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế vừa bị ảnh hưởng của tình trạng cá chết bất thường, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho biết: “Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Bộ đã chủ động và sớm tham mưu chính sách hỗ trợ cho ngư dân các tỉnh bị thiệt hại theo Quyết định 772. Sau khi Quyết định 772 về hỗ trợ khẩn cấp cho người dân bị thiệt hại khoảng 1 tháng hết hiệu lực thì Bộ tiếp tục tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ chính sách bổ sung hỗ trợ ngư dân 4 tỉnh này về gạo là 6 tháng, về đối tượng thì mở rộng thêm cả diêm dân; đồng thời chính sách thu mua tạm trữ hải sản được kéo dài thêm 1 tháng nữa, tức là 2 tháng từ 5/5-5/7 và một số chính sách khác”.
Hiện nay, Bộ NN&PTNT đang tích cực tham mưu cho Chính phủ để ban hành chính sách chuyển đổi nghề cũng như chính sách về khôi phục môi trường và các chính sách về tạo việc làm cho bà con ngư dân để làm sao có đời sống ổn định trước mắt cũng như lâu dài. Bộ đang hoàn tất các văn bản và xin ý kiến các bộ ngành cũng như các địa phương.
“Trong tuần tới, Bộ sẽ trình Chính phủ để ban hành chính sách này. Hy vọng, với chính sách chuyển đổi nghề cũng như giải quyết cho bà con ngư dân giải quyết việc làm, ổn định cuộc sống sẽ đáp ứng được mong đợi của bà con ngư dân 4 tỉnh Bắc Trung bộ” – Thứ trưởng Vũ Văn Tám nói.
Cũng theo ông Tám, Bộ NN&PTNT đề xuất tạo điều kiện để cho ngư dân các tỉnh Bắc Trung bộ bị ảnh hưởng sự cố vừa rồi đánh bắt vùng lộng và vùng ven bờ, tức là đối với tàu công suất dưới 90CV sẽ được hưởng chính sách như trong Nghị định 67 và Nghị định 89 để đóng tàu khai thác vùng xa bờ;
Bộ đề xuất phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để có chính sách đào tạo nghề, chuyển đổi nghề cho bà con ngư dân. Nếu ngư dân không đi khai thác thì sẽ lên bờ để làm những nghề phù hợp với điều kiện và có thể tăng thu nhập, trong đó Bộ đề xuất cố gắng mỗi hộ gia đình có được một người đi xuất khẩu lao động. Đây là một hướng giúp cho những gia đình này có điều kiện để ổn định cuộc sống tốt hơn;
Tới đây, Bộ cũng sẽ đề xuất một dự án khôi phục, tái tạo lại các rạn san hô cũng như các hệ sinh thái. Dự án này cần một lực lượng lao động rất lớn, cũng sẽ đề xuất đưa các lao động của các hộ gia đình này tham gia dự án khôi phục môi trường ở các tỉnh./.
Chiến tranh đã lùi xa, những cựu chiến binh Sư đoàn 341 năm xưa ở Hà Tĩnh vẫn sát cánh cùng nhau viết tiếp câu chuyện về nghĩa tình đồng đội đầy xúc động giữa đời thường.
Việc tổ chức kỳ thi thử nhằm tạo điều kiện để học sinh lớp 12 ở Hà Tĩnh kiểm tra kiến thức, kỹ năng, chuẩn bị tốt tâm lý, phương pháp làm bài trước Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.
Nhiều trường học tại huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, không đạt chuẩn về cơ sở vật chất, ảnh hưởng trực tiếp đến việc giảng dạy và học tập của giáo viên, học sinh.
Các cựu chiến binh Sư đoàn 341 của Hà Tĩnh nguyện hứa giữ vững phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, phát huy vai trò trong công cuộc xây dựng quê hương, đất nước thời kỳ mới.
Trẻ ở độ tuổi dậy thì với những thay đổi mạnh mẽ về tâm sinh lý khiến không ít phụ huynh phải loay hoay với việc giải quyết nhiều vấn đề nảy sinh trong giai đoạn “khủng hoảng” này.
"Bộ Y tế yêu cầu rà soát dùng sữa trong bệnh viện. Sử dụng từ khi nào, cho ai, nếu có vấn đề về sức khỏe liên quan dùng sữa, cơ sở y tế phải có trách nhiệm trong việc tham mưu, tư vấn cho người bệnh".
Với phương châm không để ai bị bỏ lại phía sau, thời gian qua, các tổ chức, đoàn thể, các doanh nghiệp và cộng đồng xã hội ở Hà Tĩnh đã quan tâm hỗ trợ sinh kế, đào tạo, giải quyết việc làm, tạo điều kiện để người khuyết tật có môi trường làm việc an toàn, thu nhập ổn định; giúp họ tự tin vươn lên, hoà nhập cộng đồng.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đề nghị mỗi người dân hãy là người tiêu dùng thông thái, tích cực phát hiện, tố giác hành vi vi phạm ATTP, chung tay hành động vì sức khỏe cộng đồng.
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của các cơ sở nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập thuộc loại hình dân lập, tư thục.
Khác với những thư viện truyền thống, "Thư viện xanh” tại Trường Tiểu học Nguyễn Du (TP Hà Tĩnh) được tạo nên bởi các sản phẩm tái chế từ nhựa vừa tiết kiệm chi phí, vừa lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường.
Công trình dãy nhà học tại Trường Mầm non Gia Phố (Hương Khê, Hà Tĩnh) có quy mô 2 tầng với tổng kinh phí đầu tư 4,5 tỷ đồng, do Agribank Hà Tĩnh II tài trợ.
Nhiều giải pháp mới, kinh nghiệm hay đã được các đại biểu đề xuất, chia sẻ với ngành giáo dục Hà Tĩnh nhằm nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, tổ chức bồi dưỡng các đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia.
Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng sau khi điều chỉnh là căn cứ để tính điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng những lần điều chỉnh tiếp theo.
Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế được coi là một trong những nội dung quan trọng để đánh giá sự phát triển của KT-XH ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, 4 tháng đầu năm 2025, tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở nhiều địa phương giảm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác an sinh xã hội cũng như các nhiệm vụ chính trị tại địa phương.
Trong kháng chiến chống Mỹ, ngành Y tế Hà Tĩnh đã vượt lên gian khó, trở thành chỗ dựa vững chắc cho tiền tuyến và hậu phương, góp phần tích cực vào thắng lợi chung của quê hương, đất nước.
Ngành Y tế Hà Tĩnh cảnh báo, việc người dân tự ý mua thuốc không theo chỉ dẫn, kê đơn của bác sỹ có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí tử vong.
Nguyễn Đình Đức Mạnh và Bùi Ngọc Bảo Châu (lớp 11 Anh 1, Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh) là 2 trong 16 đại diện Việt Nam tham gia Chương trình Lãnh đạo Thanh niên năm 2025 diễn ra tại Hoa Kỳ vào tháng 6 tới.
Hơn 5 năm qua, ông Đậu Văn Phùng cùng các hội viên Chi hội Cựu chiến binh thôn Hưng Mỹ, xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã quy tập nhiều ngôi mộ vô chủ về các nghĩa trang để chăm lo hương khói. Đây là nghĩa cử đẹp đối với những người đã khuất.
Giải Nhất giáo viên dạy giỏi tiểu học cấp tỉnh Hà Tĩnh là động lực để cô giáo Nguyễn Thị Anh (SN 2000) tiếp tục sáng tạo, đổi mới phương pháp, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.
Lễ truy điệu và trao bằng Tổ quốc ghi công đối với liệt sỹ Nguyễn Doãn Bảy ở thôn Phượng Lĩnh, xã Kim Song Trường (Can Lộc, Hà Tĩnh) được tổ chức trang nghiêm, trọng thể.
Công tác dân số ở thành phố Hà Tĩnh được triển khai tích cực, đồng bộ, góp phần nâng cao chất lượng dân số và thực hiện hiệu quả các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Suốt nhiều năm qua, hơn 1 nghìn hộ dân ở các tổ dân phố K130, Vĩnh Phong, Hồng Quang, Hồng Hà, Sơn Thịnh thuộc xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) mòn mỏi chờ nước sạch, mặc dù trên địa bàn có nhiều nhà máy nước đóng chân.
Trao bằng “Tổ quốc ghi công” là sự ghi nhận những đóng góp của liệt sỹ Trần Văn Hoan ở thôn Vạn Phúc, xã Trường Sơn (Đức Thọ, Hà Tĩnh) trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước.