Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ đã có nhiều nỗ lực để bảo vệ sinh thái rừng và các loài động vật, thực vật quý hiếm, đặc trưng.
Rác thải chất đống tại nhiều vị trí dọc theo tuyến đê La Giang (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) không chỉ gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan mà còn ảnh hưởng đến an toàn giao thông.
Dựa vào địa thế ven sông, cây cối um tùm, người dân Tân Lâm Hương (TP Hà Tĩnh) đã giăng lưới bẫy chim trời khiến nhiều loại chim bị tiêu diệt, trong đó một số loại chết khô trên lưới.
Cá thể rùa đất lớn quý hiếm nặng 12kg được người dân xã Thạch Bình (TP Hà Tĩnh) bàn giao cho lực lượng chức năng chăm sóc và nuôi dưỡng trước khi thả về môi trường tự nhiên.
Từng đàn cò trắng hàng nghìn con ở khắp mọi nơi tụ hội về, đậu kín cả một vườn cây rộng lớn tạo nên khung cảnh yên bình ở phường Trung Lương, thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh).
Cuộc thi “Cách mạng xanh - Thế giới không rác thải nhựa” do Thành đoàn Hà Tĩnh phát động góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân về rác thải nhựa.
Thời gian qua, các cấp hội LHPN Hà Tĩnh đã tích cực thực hiện các hoạt động tuyên truyền, phân loại, xử lý rác thải tại nguồn, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng.
Những bất cập, vướng mắc trong sử dụng đất rừng và quy trình khai thác keo tràm ở các địa phương phía Nam Hà Tĩnh sẽ gây ảnh hưởng đến công tác quản lý đất lâm nghiệp, phát triển rừng, đời sống của hàng nghìn hộ dân…
Khoảng 2.700 ha đất rừng trên địa bàn huyện Kỳ Anh và thị xã Kỳ Anh (do Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh quản lý) đang xảy ra chồng lấn, tranh chấp, bất cập cần được xử lý sớm để tránh phát sinh hệ lụy.
Anh Nguyễn Mạnh Cường (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) nhường không gian trang trại của gia đình cho hàng nghìn con chim trời về trú ngụ và ngày đêm ra sức bảo vệ đàn chim.
Ý thức phân loại rác tại hộ gia đình của người dân huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) ngoài việc tạo không gian sống xanh, sạch, đẹp còn giúp đơn vị chức năng giảm tải từ việc thu gom đến xử lý rác thải.
Sau nhiều năm xây dựng, hệ thống bể xử lý nước thải sinh hoạt tại xã Cẩm Nhượng (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) không thể vận hành gây lãng phí và ô nhiễm môi trường.
Cá thể trăn đất được người dân huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) bàn giao cho Vườn Quốc gia Vũ Quang để thả về môi trường tự nhiên, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học.
Giá thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt thấp nên các HTX môi trường ở Hà Tĩnh luôn trong tình trạng thu không đủ chi, khó khăn thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM.
Đây là hoạt động góp phần tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường sinh thái, phát huy tinh thần xung kích của tuổi trẻ, xây dựng thành phố Hà Tĩnh ngày càng xanh - sạch - đẹp.
Vườn chim nhân tạo dần hình thành giữa TP Hà Tĩnh sẽ là quần thể sinh thái sống động, nơi bảo tồn chim trời và tạo điểm tựa để phát triển du lịch sinh thái, trải nghiệm.
Việc phát hiện ra loài ong mới cho khoa học ở Vườn Quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam ở tầm khu vực và châu lục trong bảo tồn đa dạng sinh học.
Khi phát hiện cá thể khỉ vàng trong vườn nhà, người dân thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) tự nguyện giao nộp cho lực lượng chức năng để thả về môi trường tự nhiên.
Tham gia buổi tập huấn, các hội viên Hội LHPN thành phố Hà Tĩnh được "cầm tay chỉ việc", hướng dẫn tận dụng các nguyên liệu có sẵn, tạo chế phẩm IMO phục vụ sinh hoạt, sản xuất.
Chương trình nhằm góp phần bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, bảo tồn hệ sinh thái, phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu vì mục tiêu phát triển bền vững đất nước nói chung, Hà Tĩnh nói riêng.
Bán rong rùa trên địa bàn Hà Tĩnh và các tỉnh, thành khác là hành vi vi phạm pháp luật nếu không đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định.
Chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng ở Hà Tĩnh đã và đang tiếp tục tập trung triển khai nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn nạn đánh bắt, tận diệt chim trời.
6 năm kể từ ngày thành lập thị trấn, đến nay cuộc sống sinh hoạt của hơn 6.000 người dân ở Đồng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) vẫn gặp nhiều khó khăn bởi "khát" nước sạch.
Sau thời gian triển khai, kết quả đo nhiệt độ bề mặt mái nhà được phủ sơn phản xạ tại Hà Tĩnh thấp hơn từ 2 đến 8 độ C so với mái nhà không phủ sơn trong cùng điều kiện thời tiết.