Ca đậu mùa khỉ thứ hai ở Việt Nam

Người phụ nữ 38 tuổi, ngụ Tuyên Quang, du lịch từ Dubai về sân bay Tân Sơn Nhất với triệu chứng sốt, được cách ly ngay tại sân bay và lấy mẫu xét nghiệm, mắc đậu mùa khỉ.

Người này đi du lịch Dubai từ ngày 29/9 đến 18/10, khởi phát triệu chứng đậu mùa khỉ từ ngày 11/10 với sốt kèm mệt mỏi, buồn nôn và xuất hiện các mụn mủ rải rác trên cơ thể.

Người này và bệnh nhân đậu mùa khỉ đầu tiên Việt Nam (nay đã khỏi) trước đó ở cùng nhà tại Dubai và sinh hoạt chung. Khi biết bạn có các triệu chứng tương tự, người mắc đậu mùa khỉ đầu tiên thông báo cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố (HCDC) biết để hỗ trợ.

Nhờ biết trước người này đi chuyến bay nhập cảnh từ Dubai, lực lượng kiểm dịch y tế thuộc HCDC tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất phối hợp đội y tế khẩn nguy sân bay tiếp cận người bệnh ngay khi máy bay vừa hạ cánh. Nữ hành khách được đưa vào khu vực riêng để khám sàng lọc và khai thác các yếu tố dịch tễ.

Sau khi xác định đủ yếu tố nghi mắc đậu mùa khỉ, HCDC phối hợp Trung tâm Cấp cứu 115 đưa người bệnh đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới để cách ly, xét nghiệm và điều trị, đồng thời khử trùng máy bay. HCDC tiếp tục điều tra dịch tễ các trường hợp tiếp xúc gần để hướng dẫn và kịp thời xử lý, hạn chế thấp nhất nguy cơ lây lan mầm bệnh.

Ngày 19/10, mẫu bệnh phẩm xét nghiệm tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh có kết quả PCR dương tính. Như vậy, đây là ca đậu mùa khỉ thứ hai được ghi nhận tại TP Hồ Chí Minh, cũng là ca thứ hai ở Việt Nam.

Ca đậu mùa khỉ thứ hai ở Việt Nam

Đường lây truyền đậu mùa khỉ (bấm vào ảnh). Đồ họa: Tạ Lư

Ca đậu mùa khỉ đầu tiên Việt Nam là người phụ nữ 35 tuổi, khởi phát triệu chứng ngày 18/9 khi du lịch tại Dubai với triệu chứng sốt, nổi nốt đỏ, về TP Hồ Chí Minh hôm 22/9 khám ở hai bệnh viện, giải trình tự gene virus xác định bệnh đậu mùa khỉ. Sau ba tuần điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh, bệnh nhân xuất viện hôm 14/10. Đến nay, bệnh chưa lây ra cộng đồng khi bệnh nhân về Việt Nam.

Đến ngày 13/10, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ghi nhận hơn 70.000 ca đậu mùa khỉ ở hơn 100 quốc gia, vùng lãnh thổ, 26 ca tử vong (tỷ lệ tử vong 0-1%). WHO đánh giá bệnh này khả năng lây nhiễm và tử vong ít hơn so với bệnh đậu mùa.

Đậu mùa khỉ lây từ người sang người qua tiếp xúc gần với người bệnh phát ban đậu mùa khỉ, bao gồm qua tiếp mặt với mặt, da với da, miệng với miệng hoặc miệng với da, gồm cả quan hệ tình dục.

Các triệu chứng thường thấy là sốt, đau đầu, đau cơ, đau lưng, sưng hạch bạch huyết, ớn lạnh, mệt mỏi, phát ban nhìn giống như mụn nước trên mặt, trong miệng hoặc ở các bộ phận khác của cơ thể như bàn tay, bàn chân, ngực, bộ phận sinh dục, hậu môn. Bệnh có thể tự khỏi trong vòng 2-3 tuần, một số trường hợp chuyển biến nặng.

Ca đậu mùa khỉ thứ hai ở Việt Nam

Phân biệt triệu chứng đậu mùa khỉ với đậu mùa, thủy đậu, tay chân miệng (bấm vào ảnh). Đồ họa: Tạ Lư

Theo Lê Phương/VNE

Đọc thêm

Hà Tĩnh đón gió mùa Đông Bắc

Hà Tĩnh đón gió mùa Đông Bắc

Do ảnh hưởng của bộ phận không khí lạnh, từ ngày mai (17/11), Hà Tĩnh khả năng có gió Đông Bắc mạnh cấp 3, cấp 4; nhiệt độ thấp nhất 20 độ C.
Áp thấp tan dần, bão USAGI có gió giật cấp 15

Áp thấp tan dần, bão USAGI có gió giật cấp 15

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, hồi 7 giờ sáng nay, vị trí tâm bão USAGI ở trên vùng biển phía Bắc đảo Lu Dông (Philippin); sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (117-133km/h), giật cấp 15
Bệnh tuyến giáp ở nam giới có nguy hiểm?

Bệnh tuyến giáp ở nam giới có nguy hiểm?

Thông thường các bệnh về tuyến giáp phổ biến hơn ở nữ giới. Nguyên nhân là do sự khác biệt về cấu tạo và chức năng sinh lý khiến tỷ lệ mắc bệnh tuyến giáp ở nữ cao hơn nam giới. Vậy, ở nam giới thường mắc các bệnh tuyến giáp như nào?
Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 2,0-4,0m.
Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết xuất hiện quanh năm, đặc biệt là thời điểm giao mùa gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh. Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?