Các nhà khoa học tìm ra cách chữa lành vết thương mà không để lại sẹo

Sẹo rất dễ nhận ra bởi nó không chứa bất kỳ tế bào chất béo hay nang lông nào.

Nếu có một vết sẹo do phẫu thuật, mụn hoặc thậm chí là bị ngã xe đạp từ hồi nhỏ, bất cứ ai cũng muốn nó biến mất. Tin buồn từ các nhà khoa học, họ nói rằng sẹo là không thể chữa khỏi ở động vật có vú, bao gồm cả con người.

Tuy nhiên, một nghiên cứu trên tạp chí Science đã mở ra một hi vọng mới. Hóa ra, việc cấy nang lông hoặc nang tóc vào một vết thương có thể khiến nó không để lại sẹo sau khi lành.

"Về cơ bản, chúng tôi có thể vận dụng sự chữa lành vết thương để tái tạo da và không gây sẹo”, George Cotsarelis, Chủ nhiệm khoa Da liễu tại Đại học Pennsylvania cho biết.

cac nha khoa hoc tim ra cach chua lanh vet thuong ma khong de lai seo

Các nhà khoa học tìm ra cách chữa lành vết thương mà không để lại sẹo

Nếu bạn từng thắc mắc, tại sao một vết sẹo lại trông khác với phần da lành bình thường và nhìn vào là nhận ra ngay, đó là bởi vì mô sẹo không chứa bất kỳ tế bào chất béo hay nang lông nào.

Trong trường hợp một vết thương nhỏ và nông, da bạn sẽ lành lại và lấp đầy vết cắt với các tế bào mỡ. Loại mô da này được gọi là adipocytes, nố giống với làn da tự nhiên của bạn. Adipocytes cuối cùng sẽ hoà trộn vào da khi vết thương lành lại. Kết quả là những vết thương nông sẽ không để lại sẹo nhìn thấy được.

Trong trường hợp các vết thương sâu hoặc gây tổn hại lớn hơn, cơ thể sẽ chữa lành nó với một loại mô được gọi là myofibroblasts. Myofibroblasts không chứa bất kỳ tế bào chất béo nào cả, vì vậy, nó trông khác biệt hoàn toàn so với những mô da tự nhiên xung quanh.

Đó là lí do tại sao vết thương sâu sẽ để lại sẹo, tồn tại vĩnh viễn trên da của bạn. Điều tương tự cũng xảy ra với các nếp nhăn khi bạn già đi. Nếp nhăn hình thành khi da mất đi các mô adipocytes và quá trình này cũng từng được cho là không thể đảo ngược.

Mặc dù vậy, các nhà khoa học đã phát hiện ra myofibroblast thực sự có thể được chuyển đổi thành adipocytes. Điều này có nghĩa là khi vết thương được chữa lành, mô sẹo có thể được chuyển đổi thành da tái sinh, điều mà các nhà khoa học nghĩ rằng chỉ có thể xảy ra ở cá và lưỡng cư.

"Những phát hiện này cho thấy chúng ta có một cơ hội chữa lành các vết thương với mô tái sinh mà không để lại sẹo”, nhà khoa học Maksim Plikus từ Đại học California, Irvine cho biết.

Nghiên cứu trước đây của Plikus và đồng nghiệp cho thấy các tế bào mỡ và nang lông phát triển riêng biệt nhưng không độc lập trong da tái tạo. Các nang lông sẽ luôn phát triển trước tiên, sau đó mới đến tế bào chất béo.

Điều này đặt ra một câu hỏi, rằng liệu nang lông có hỗ trợ sự phát triển của các tế bào chất béo hay không?

cac nha khoa hoc tim ra cach chua lanh vet thuong ma khong de lai seo

Các nhà khoa học phát hiện cấy nang lông vào vết thương có thể là một cách để ngăn sẹo

Các nhà khoa học đã kiểm tra thắc mắc của mình bằng cách kích thích nang lông phát triển trong mô sẹo ở chuột và mẫu da người nuôi trong phòng thí nghiệm. Đây là quá trình không xảy ra trong tự nhiên, bởi vậy chúng ta không bao giờ nhìn thấy lông hay tóc mọc trong một vết sẹo.

Họ phát hiện ra rằng tại thời điểm các nang lông hình thành, chúng tiết ra một protein tín hiệu gọi là Bone Morphogenetic Protein (BMP), và điều này đã chuyển đổi mô sẹo myofibroblasts thành adipocytes.

Một khi nang lông được kích thích để phát triển trong vết thương đang lành, nó sẽ ngăn sự hình thành sẹo và da tái sinh sẽ giống với da tự nhiên của bạn.

"Thông thường, các sợi myofibroblasts được cho là không thể trở thành một loại tế bào nào khác”, Cotsarelis nói. “Nhưng công trình của chúng tôi cho thấy chúng tôi có thể can thiệp vào các tế bào này, rồi chúng có thể được chuyển đổi thành các tế bào chất béo”.

Điều quan trọng phải nhớ rằng thử nghiệm này chỉ là một nghiên cứu nguyên lý gốc (proof of concept). Quá trình làm lành da không để lại sẹo được chứng minh là hoạt động trên chuột và các mẫu da thí nghiệm của con người. Còn thực sự phát triển được nang lông trong một vết thương trên người sống hay không lại là một chuyện khác.

Cho đến thời điểm gần đây, các nhà khoa học vẫn cho rằng chuyển đổi myofibroblasts thành adipocytes là quá trình sinh học không thể xảy ra ở động vật có vú. Nếu nhóm nghiên cứu, bằng cách nào đó, có thể chứng minh được kết quả tương tự trên một thử nghiệm trên người, chúng ta có thể tìm cách chữa lành các vết thương và không để lại sẹo.

Sự thật, da là cơ quan có diện tích lớn nhất trên cơ thể và nó cũng hết sức kỳ diệu. Mỗi 24 giờ, da bong ra khoảng 500 triệu tế bào chết nhưng không bao giờ bị thủng hoặc rò rỉ. Bởi vậy, chúng ta cũng hi vọng rằng phát hiện từ nghiên cứu này sẽ dẫn đến một phương pháp chữa hoặc thậm chí là xóa sẹo trong tương lai.

Theo ScienceAlert/Trí Thức trẻ

Đọc thêm

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.