Cảm biến có thể nuốt tiết lộ bí ẩn về tình trạng dạ dày và ruột người

Kết quả thử nghiệm đầu tiên trên người của dự án viên nang đo chứng đầy hơi có thể nuốt được có thể cách mạng hóa việc phòng tránh, cũng như chẩn đoán những rối loạn về dạ dày và đường ruột nói chung.

Thử nghiệm do các nhà nghiên cứu tại Đại học RMIT (Úc) thực hiện đã khám phá ra những cơ chế hoạt động trong cơ thể người chưa từng thấy trước đây, bao gồm cả một hệ miễn dịch mới tiềm năng.

Những công nghệ và khám phá mới sẽ thay đổi cuộc đời của một phần năm dân số thế giới, những người bị đau dạ dày ít nhất một lần trong đời, đồng thời cũng tạo điều kiện cho phương pháp “phẫu thuật ít xâm lấn” như nội soi đại tràng. Viên nang có thể nuốt được (bằng kích cỡ một viên vitamin) giúp phát hiện và đo lượng khí trong dạ dày và ruột kết - gồm khí hydro, CO2 và oxy - theo thời gian thực. Dữ liệu này có thể truyền đến điện thoại.

cam bien co the nuot tiet lo bi an ve tinh trang da day va ruot nguoi

(Cận cảnh thiết bị cảm biến có thể nuốt được. Ảnh: Peter Clarke (Đại học RMIT Úc)

Giáo sư Kourosh Kalantar-zadeh, trưởng nhóm nghiên cứu và là người đồng sáng chế ra viên nang, cho biết các thử nghiệm cho thấy dạ dày người dùng một chất oxy hóa để chống lại các yếu tố ngoại lai trong dạ dày. Một điều khác chưa từng thấy trước đây đã quan sát được từ thử nghiệm là ruột kết có thể chứa oxy.

Các thử nghiệm được tiến hành trên bảy người khỏe mạnh, và chế độ ăn với hàm lượng chất xơ cả cao và thấp. Kết quả cho thấy viên nang chỉ ra chính xác thời điểm thức ăn lên men, nêu bật tiềm năng kiểm soát tiêu hóa lâm sàng và tình trạng dạ dày và ruột bình thường. Thử nghiệm cũng cho thấy thiết bị nhỏ bằng viên nang này có thể cung cấp cách đo lường hoạt động của vi khuẩn trong dạ dày hiệu quả hơn, đây là bước quan trọng để xác định tình trạng dạ dày và ruột kết.

Hiện viên nang đã thử nghiệm thành công trên người nên nhóm nghiên cứu đang tìm cách thương mại hóa công nghệ này.

Các thử nghiệm được tiến hành cùng đồng nghiệp từ Đại học Monash (Úc). Kết quả thử nghiệm được công bố trong phần mở đầu của tạp chí Nature Electronics theo đường dẫn: http://dx.doi.org/10.1038/s41928-017-0004-x (Tiếng Anh).

Theo Phạm Lê/VnMedia

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.