Căng thẳng miền đông Ukraine leo thang: Căn nguyên và điểm tắc nghẽn khó hóa giải

Vì sao căng thẳng ở miền đông Ukraine leo thang nghiêm trọng và đâu là điểm tắc nghẽn khiến tiến trình hòa bình ở khu vực này vẫn “dậm chân tại chỗ”?

Việc Nga sáp nhập Crimea năm 2014 đã gây ra sự bất đồng căng thẳng nhất giữa Nga và phương Tây kể từ Chiến tranh Lạnh. Hiện nay, động thái tăng cường lực lượng của Nga ở khu vực biên giới với Ukraine đã làm dấy lên mối lo ngại rằng hai bên có thể bị kéo vào một cuộc xung đột quân sự.

Căng thẳng miền đông Ukraine leo thang: Căn nguyên và điểm tắc nghẽn khó hóa giải

Các quân nhân Ukraine và một chiếc xe tăng ở Lysychansk, miền đông Ukraine ngày 7/4. Ảnh: AFP

Vì sao căng thẳng ở miền đông Ukraine leo thang?

Việc Nga tăng cường lực lượng ở Crimea và khu vực biên giới với Ukraine đã làm dấy lên những lo ngại sau khi giao tranh giữa phe ly khai và quân đội Ukraine ở miền đông nước này leo thang. Chính phủ Ukraine cũng phủ nhận cáo buộc của Nga khi phía Moscow cho rằng Kiev đang lên kịch bản cho một cuộc tấn công mới.

Một số nhà phân tích thì cho rằng Tổng thống Putin đang đặt ra phép thử với chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden hoặc đang cố gắng truyền đi lời cảnh báo cứng rắn hơn với Ukraine. Trước đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã tiến hành một động thái bị nhiều người ở Nga coi là cứng rắn khi đóng cửa các đài truyền hình thân Nga.

Thỏa thuận hòa bình năm 2015 đã chấm dứt cuộc giao tranh đẫm máu nhất trong cuộc xung đột 7 năm làm 13.000 người thiệt mạng. Tuy nhiên, các điều khoản trong thỏa thuận chưa bao giờ được tuân thủ hoàn toàn và đôi khi đi chệch hướng. Một câu hỏi chi phối đến cuộc xung đột này là liệu Ukraine hướng đông hay hướng tây?

Một số người yêu cầu đoạn tuyệt hoàn toàn quá khứ liên quan đến Liên Xô sau khi cựu Tổng thống Viktor Yanukovych bị lật đổ năm 2014. Tuy nhiên, sau đó Nga đã sáp nhập Crimea và ủng hộ các lực lượng ở miền đông Ukraine khi cho rằng Moscow phải bảo vệ những người nói tiếng Nga dù họ ở bất kỳ đâu. Tổng thống Putin cũng phản đối những mục tiêu dài hạn của Ukraine, trong đó có việc gia nhập Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Điểm tắc nghẽn trong thỏa thuận hòa bình ở Ukraine

Mặc dù Tổng thống Ukraine Zelensky lên nắm quyền với cam kết sẽ đem đến một hòa bình dài lâu cho miền đông Ukraine nhưng ông hầu như có rất ít cơ hội để làm được điều đó. Điện Kremlin muốn khu vực này có quyền phủ quyết trước những thay đổi lớn ở Ukraine, chẳng hạn như gia nhập phương Tây. Tuy nhiên, trao cho khu vực nay quyền lực như vậy chẳng khác nào sự “tự sát chính trị” với ông Zelensky khi mà Tổng thống Ukraine đang đau đầu đối phó với đại dịch Covid-19 cũng như thực hiện các cam kết khác như hạn chế tham nhũng.

Trong khi đó, Tổng thống Putin đã nhiều lần khẳng định rằng ông coi tham vọng của Ukraine khi gia nhập NATO là một mối đe dọa hiện hữu và không có lý do nào để nhượng bộ vấn đề này. Những tính toán sai lầm từ bất kỳ bên nào đều có thể châm ngòi cho cuộc giao tranh không thể kiểm soát được tại miền đông Ukraine.

Phản ứng của phương Tây

Mỹ ngày càng lo ngại về sự tăng cường lực lượng quân sự của Nga dọc biên giới Ukraine trong khi Tổng thống nước này đã đích thân tới tiền tuyến phía đông.

Theo người phát ngôn Nhà Trắng Jen Psaki, số binh lính Nga ở biên giới với Ukraine hiện lớn hơn “bất kỳ thời điểm nào kể từ năm 2014” khi chiến tranh ở miền đông Ukraine nổ ra lần đầu tiên và Nga sáp nhập Crimea.

“Mỹ ngày càng quan ngại về sự leo thang căng thẳng gần đây ở miền đông Ukraine, bao gồm cả các hoạt động của quân đội Nga dọc biên giới Ukraine. Đây là những dấu hiệu đáng lo ngại sâu sắc”.

Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm 8/4 cũng kêu gọi Nga giảm số lượng binh lính. Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Putin, bà Merkel kêu gọi ông giảm bớt các động thái tăng cường lực lượng ở biên giới để “làm giảm căng thẳng”.

Cùng với Pháp và Đức, Ukraine và Nga là một phần trong nhóm Bộ tứ Normandy nhằm tìm kiếm các biện pháp giải quyết xung đột nhưng những nỗ lực này đã thất bại.

Các đồng minh phương Tây của Ukraine nhiều lần cảnh báo Nga không tiến hành thêm các hành động làm căng thẳng leo thang. Điện Kremlin không phủ nhận các động thái quân sự song khẳng định rằng Moscow “không đe dọa bất kỳ ai”./.

Theo VOV

Đọc thêm

Tết sớm ở Trường Sa

Tết sớm ở Trường Sa

Khi những chuyến tàu rẽ sóng, vượt hàng trăm hải lý chở hàng tết đến với Trường Sa cùng những yêu thương đong đầy mà đất liền gửi gắm, ấy là lúc quân và dân nơi đây bắt đầu đón tết.
Đề án 06 - cuộc cách mạng chuyển đổi số

Đề án 06 - cuộc cách mạng chuyển đổi số

Sau 3 năm thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06), Hà Tĩnh được đánh giá là một trong những địa phương có cách làm hay, ghi dấu ấn, tạo tiền đề quan trọng trong cuộc cách mạng chuyển đổi số.
Có một Trường Sa trù phú giữa trùng khơi!

Có một Trường Sa trù phú giữa trùng khơi!

Vượt hơn 200 hải lý, niềm mơ ước trong tôi về một lần được đặt chân đến quần đảo Trường Sa đã trở thành hiện thực. Trong tầm mắt tôi và các đồng nghiệp, hình ảnh một Trường Sa thân thương và căng tràn sức sống, hiên ngang giữa trùng khơi đã xua tan những mệt mỏi sau một hành trình dài lênh đênh trên biển cả.
Công an tỉnh Bolikhămxay chúc Tết Công an Hà Tĩnh

Công an tỉnh Bolikhămxay chúc Tết Công an Hà Tĩnh

Nhân dịp đón Tết cổ truyền của Việt Nam, thay mặt lãnh đạo Công an tỉnh Bolikhămxay (CHDCND Lào), Đại tá Khên Von Lo Văn Xay - Phó Giám đốc Công an tỉnh gửi đến cán bộ, chiến sĩ Công an Hà Tĩnh lời chúc năm mới an khang, thịnh vượng.
Xuân biên cương ấm tình quân dân

Xuân biên cương ấm tình quân dân

Những người lính quân hàm xanh trên hai tuyến biên giới đang có nhiều hoạt động ý nghĩa, trách nhiệm hướng về Nhân dân khu vực biên giới để Tết cổ truyền nơi đây ấm áp, thắm đượm tình quân dân.