Câu chuyện muôn thuở

Tôi đến thăm em trong ngày đảo rực nắng, biển óng ánh mặt trời tỏa xuống dòng biếc đại dương...

Minh họa từ internet
Minh họa từ internet

Em trong bộ dạng vừa qua một trận đòn nặng của ba. Ông đánh em. Nhưng ông khóc. Có lẽ ông khóc cho số phận ông khi tuổi đời còn sung sức thì mất đi người vợ ông yêu quý, ông khóc cho sự bất lực trước đứa con gái ông vẫn hằng yêu thương. Còn em, dù biết rằng trên người rất đau do những trận đòn của ba mạng lại, nhưng ánh mắt em ráo hoảnh. Em không khóc, ánh mắt em vô hồn nhìn vào một phương vô định.

Mẹ bỏ ba ba con em ra đi bởi căn bệnh ung thư quái ác khi em mới bước sang tuổi thứ 10, em trai còn nhỏ chưa hình dung được sự thay đổi thế nào khi mẹ mất. Ngày đưa tang, nhìn thằng em ngây ngô hỏi “Mẹ đi đâu, khi nào về hả ba?” thì mọi người đều khóc vì thương một đứa trẻ ngây thơ vô tội. Ngược lại, người ta lại ngạc nhiên khi em đã lớn mà vẫn không một giọt nước mắt rơi. Phải chăng trong em không có tình cảm dành cho mẹ?

Không. Khi quan tài mẹ được đưa đến gần miệng huyệt thì em khóc nấc lên. Em khóc như chưa bao giờ được khóc, khóc cho mẹ, cho ba, cho đứa em trai bé nhỏ và khóc cho cả chính mình nữa. Mẹ mất đồng nghĩa với việc ba trong cảnh gà trống nuôi con, đồng nghĩa với việc từ nay em là người con gái, người phụ nữa duy nhất trong gia đình. Em phải học làm người lớn để giúp ba, để chăm sóc em trai của mình.

Rồi cuộc sống của một gia đình vắng bàn tay người mẹ, người vợ dường như không được suôn sẻ. Và ba em cần một người phụ nữ làm vợ mình và làm mẹ hai đứa con mình. Người phụ nữ ấy đến trong sự ngỡ ngàng của em. Khi chưa mãn tang mẹ, ba bắt hai chị em phải gọi người đó là mẹ. Em không chịu được cảnh phải gọi người phụ nữ khác ngoài mẹ là mẹ, nhưng vì thương ba, em chịu đựng tất cả và chịu cả cách xưng hô bị áp đặt.

Cuộc sống thay đổi từ khi mẹ kế về sống cùng với một người con riêng. Trong nhà giờ đã có bàn tay của người phụ nữ lớn tuổi xứng đáng ngang hàng với ba. Dường như ba vui hơn, và có lẽ ba nghĩ em cũng thế. Nhưng những lúc ba vắng nhà “mẹ” đối xử với em hoàn toàn khác khi ba ở nhà. Còn con gái của “mẹ” thì được chơi, học thoải mái, không phải bận tâm lo nghĩ gì. Bấy giờ em đã hiểu hết câu ca dao “Mấy đời bánh đúc có xương – Mấy đời mẹ ghẻ mà thương con chồng”.

Em cô đơn lạc lõng trong chính ngôi nhà nhỏ bé những tưởng sẽ rất hạnh phúc của chính mình. Nhiều đêm em đến bên bà thờ mẹ lặng lẽ khóc. Khóc vì giận ba khi đưa người phụ nữ kia về nhà, khóc vì giận chính bản thân mình khi bất lực trước cuộc sống ấy, khác vì thương cho đứa em trai quá nhỏ để hiểu hết sự đời.

Rồi em lớn lên trong sự khát khao cần một vòng tay yêu thương, cần những lời sẻ chia từ bất cứ một người nào cũng sẽ làm em ấm lòng. Nhưng cuộc sống xa quê hương, xa những người họ hàng mà em biết rằng họ vẫn yêu thương ba con em nên chẳng có ai có thể bên cạnh em để lắng nghe em tâm sự.

Nhỏ bé, lạc lõng, cô đơn, em tìm đến cái chết. Em nghĩ rằng khi chết đi sẽ có thể sung sướng hơn vì vô lo, vô nghĩ, biết đâu sẽ gặp mẹ, sẽ được nằm trong vòng tay yêu thương mà bấy lâu em hằng khao khát. Nhưng không thành, em bị ba bắt gặp, ba mắng em, đánh em rất đau trong tình yêu thương vô hạn mà ông dành cho em. Và em, lần đầu tiên nói lại ba với tất cả những suy nghĩ, những hờn giận giấu trong lòng với ánh mắt ráo hoảnh. Con mắt ba đã ướt...

Khi tâm sự hết những lời này với tôi, em đã khóc. Nước mắt em lặng lẽ rơi, lặng lẽ tan vào bãi cát khi hoàng hôn dần buông xuống. Rồi đây cuộc sống của em sẽ thế nào?

Ngày mai rồi bình minh sẽ lên, xóa tan màn đêm mù tối. Chỉ mong ngày mai của em cũng sẽ tươi sáng hơn và bước vào cuộc sống mới tốt đẹp hơn…

Đọc thêm

Podcast: Truyện ngắn - Tiếng còi tàu đêm

Podcast: Truyện ngắn - Tiếng còi tàu đêm

Trong những năm tháng chiến tranh, với nhiều mất mát hi sinh những người vợ, người mẹ vẫn chịu đựng trong âm thầm lặng lẽ. Họ là nguồn động viên tinh thần to lớn cho những người lính nơi tiền tuyến.
Podcast tản văn: Nắng xiên khoai

Podcast tản văn: Nắng xiên khoai

Khoai lang không chỉ là món ăn mà là đặc trưng quê hương, gợi nhớ sự tảo tần của mẹ, tình cha, và tuổi thơ lấp lánh không thể quên.
Podcast truyện ngắn: Rừng và em

Podcast truyện ngắn: Rừng và em

Giữa núi rừng bạt ngàn, niềm tin và tình người ấm áp lấp lánh hơn nắng. Đây là câu chuyện thắp sáng ước mơ nơi bản làng, nơi khát vọng vươn lên luôn cháy bỏng.
Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

“Nhật ký của một hạt mưa” của tác giả Anh Đức kể về một thế giới đầy màu sắc qua góc nhìn nhân hóa của hạt mưa với những thông điệp sâu sắc về cuộc sống, tình bạn và sự sẻ chia.
Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Giữa guồng quay của cuộc sống, có những lớp nghệ nhân ở Hà Tĩnh vẫn thầm lặng cống hiến, gìn giữ tinh hoa nghệ thuật truyền thống. Với họ, đó không chỉ là lòng nhiệt huyết, niềm đam mê mà còn là sứ mệnh giữ lửa, trao truyền các giá trị của di sản quê hương.
"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

Chùa Tịnh Lâm (phường Hà Huy Tập, tỉnh Hà Tĩnh) được xây dựng từ thế kỷ thứ XVII, nay đã xuống cấp nghiêm trọng.
Ươm mầm dân ca ví, giặm

Ươm mầm dân ca ví, giặm

Phát huy vai trò là những hạt nhân trong bảo tồn, gìn giữ di sản, nhiều nghệ nhân trên địa bàn Hà Tĩnh đã tình nguyện tham gia, mở các lớp học miễn phí để truyền dạy dân ca cho các em học sinh.
Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Nâng chén trà miệng bít bạc của các nghệ nhân Nam Trị, tôi lâng lâng nghĩ về quá khứ, nghĩ đến tương lai của cái nghề vàng, nghề bạc. Cái nghề mà ông cha đã một thời đeo đuổi!
Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng, không ai giống ai. Bởi vậy, hãy luôn cùng nhau cố gắng trong mọi hoàn cảnh, để mỗi ngày cảm nhận cuộc sống tươi đẹp hơn.