Mô hình “chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa gắn với sản xuất hữu cơ” của huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) hướng đến nâng cao kiến thức về sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, giúp người nông dân ứng dụng khoa học - kỹ thuật để tăng hiệu quả sản xuất.
Thời điểm này, bà con nông dân huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đang tranh thủ những khoảng thời tiết tốt trong ngày để xuống đồng chăm sóc lúa, làm cỏ lạc xuân.
Những ngày áp tết, thời tiết Hà Tĩnh trở nên ấm áp, nắng trải đều khắp các địa phương khiến cho đồng ruộng càng thêm rộn rã. Trên khắp cánh đồng, bà con đang hối hả “chạy nước rút” để kịp thời vụ.
Năm 2022, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) sẽ đẩy mạnh thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới.
Những ngày qua, nông dân Hà Tĩnh phải trải qua “mùa cấy thứ hai” lúa xuân 2020 vì đợt mưa từ ngày 7-10/2 khiến hàng trăm hecta mới gieo vào giai đoạn mũi chông bị hư hỏng. Chưa hết, sâu bệnh đang diễn biến phức tạp, “chực chờ” tổng tấn công lúa xuân…
Đã trở thành thông lệ, vào ngày đầu năm mới, người nông dân Hà Tĩnh gác lại vui chơi, chọn ngày lành để xuống đồng. Ngày đầu tiên ra đồng mang ý nghĩa đặc biệt, như sự khởi đầu của mùa màng bội thu…
Tết chạm ngõ, mùa gieo cấy lúa xuân cũng vào thời điểm tất bật nhất. Tạm gác những phiên chợ, bà con nông dân Hà Tĩnh dồn sức ra đồng gieo cấy, như thể chạy đua với thời gian trước khi tết về…
“Tháng Giêng cấy lúa ngoài đồng/ Công vợ, công chồng chờ lúa trổ bông”. Tháng Giêng là tháng bắt đầu cho mọi công việc, dự định, bởi thế mà người nông dân Hà Tĩnh cũng luôn coi ngày ra đồng đầu tiên sau năm mới như một sự kiện trọng đại...
Lúa xuân đang vào giai đoạn gieo cấy tập trung. Thông tin không khí lạnh tăng cường tràn xuống Hà Tĩnh càng làm cho không khí gieo cấy khắp nơi thêm hối hả, chạy đua với tiến độ…
Tranh thủ thời tiết tốt, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đang tập trung cao cho công tác chỉ đạo sản xuất vụ xuân. Đến thời điểm này, toàn huyện đã gieo cấy được 4.000 ha lúa vụ xuân, đạt trên 60% diện tích.
“Chiếc má” là từ nhiều địa phương của Hà Tĩnh dùng để chỉ việc nhổ mạ non đem ra ruộng cấy. Để đảm bảo lịch thời vụ, dù giá rét, trên những cánh đồng quê mênh mông, công việc của người nông dân Hà Tĩnh vẫn diễn ra hối hả trong tiếng nói cười...