Cẩm Xuyên thí điểm chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

(Baohatinh.vn) - Mô hình “chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa gắn với sản xuất hữu cơ” của huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) hướng đến nâng cao kiến thức về sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, giúp người nông dân ứng dụng khoa học - kỹ thuật để tăng hiệu quả sản xuất.

Vụ hè thu năm 2022, huyện Cẩm Xuyên triển khai thí điểm mô hình “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa gắn với sản xuất hữu cơ” tại thôn Đông Nam Lý và thôn Đông Trung, xã Cẩm Bình với diện tích gần 2 ha.

Cẩm Xuyên thí điểm chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên Hà Văn Bình (áo trắng) chỉ đạo triển khai mô hình “chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa gắn với sản xuất hữu cơ” ở xã Cẩm Bình

Bước đầu triển khai mô hình, người dân đưa vào ứng dụng máy cấy nhỏ để cấy giống lúa DT39 và sử dụng các loại phân bón hữu cơ, vật tư do Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm sản xuất. Mục tiêu mà địa phương hướng đến là sản xuất ra gạo hữu cơ, nâng cao giá trị sản phẩm và giá trị sản xuất.

Theo UBND huyện Cẩm Xuyên, huyện cũng hỗ trợ người dân 50% chi phí giống và vật tư; đồng thời giao Trung tâm Ứng dụng KHKT và bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Cẩm Xuyên hỗ trợ kỹ thuật canh tác, sản xuất, nuôi trồng.

Cẩm Xuyên thí điểm chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

Triển khai cấy lúa hữu cơ tại ruộng hộ ông Đặng Thế Luận ở thôn Đông Trung, xã Cẩm Bình

Ngoài canh tác lúa hữu cơ, mô hình “chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa gắn với sản xuất hữu cơ” của huyện Cẩm Xuyên còn kết hợp nuôi trồng thuỷ sản (thả các loại cá và ếch, ốc bươu… trên ruộng lúa nhằm tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên) và trồng các loại cây (cây ăn quả, rau màu) trên các bờ vùng, bờ thửa để nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích.

Hiện nay, UBND huyện Cẩm Xuyên đang xây dựng các cửa hàng tiêu thụ nông sản sạch, thực phẩm an toàn để làm “kênh” tiêu thụ sản phẩm cho mô hình “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa gắn với sản xuất hữu cơ” cũng như các sản phẩm OCOP của địa phương.

Cẩm Xuyên thí điểm chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

Thay vì gieo thẳng, lần đầu tiên, người dân xã Cẩm Bình đưa vào ứng dụng máy cấy trong sản xuất hè thu

Triển khai mô hình “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa gắn với sản xuất hữu cơ”, huyện Cẩm Xuyên hướng đến nâng cao kiến thức về sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, an toàn cho bà con; đồng thời, giúp người nông dân ứng dụng khoa học - kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất.

Đây cũng là giải pháp góp phần giải quyết các vấn đề về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón vô cơ (làm cho môi trường đất, môi trường nước bị ô nhiễm), khôi phục và bảo vệ hệ sinh thái trên đồng ruộng.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá – Nông dân đếm củ tính tiền

Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá

Giống tỏi tía trồng ở Lộc Yên (Hương Khê, Hà Tĩnh) có vị cay đậm, nhiều tinh dầu nên rất được thị trường ưa chuộng. Vụ sản xuất năm nay, người trồng tỏi có thu nhập trung bình 15 - 20 triệu/sào.
Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Giữa khúc giao mùa cuối xuân, đầu hạ, những cánh đồng lúa lại rạo rực vào thì con gái, chuẩn bị cho hành trình sinh trưởng mới giữa những mong ngóng, đợi chờ của người nông dân.
Mùa “săn” sản vật biển ở Hà Tĩnh

Mùa “săn” sản vật biển ở Hà Tĩnh

Sở hữu ngư trường rộng lớn cùng nguồn hải sản phong phú, giá trị, mùa hè là lúc ngư dân các làng chài ven biển Hà Tĩnh hào hứng ra khơi, mang về "lộc biển" phục vụ khách du lịch gần xa.
Trúng đậm cá trích, ngư dân Thạch Lạc kiếm tiền triệu mỗi chuyến ra khơi

Ngư dân Thạch Lạc trúng đậm cá trích

Thời tiết thuận lợi, ngư dân xã Thạch Lạc (Hà Tĩnh) liên tiếp trúng đậm cá trích. Có những thuyền chỉ sau 4 - 5 giờ ra khơi mang về thu nhập hàng chục triệu đồng.