Cẩm Xuyên đẩy mạnh tập trung, tích tụ, chuyển đổi ruộng đất lần 3

(Baohatinh.vn) - Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) phấn đấu giai đoạn 2022-2030 tập trung, tích tụ, chuyển đổi ruộng đất lần 3 đạt 50% tổng diện tích đất nông nghiệp toàn huyện để tiến tới xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa có giá trị kinh tế cao.

Cẩm Xuyên đẩy mạnh tập trung, tích tụ, chuyển đổi ruộng đất lần 3

Bí thư Huyện uỷ Cẩm Xuyên Nguyễn Văn Thành cùng tham dự hội nghị

Sáng 6/5, UBND huyện Cẩm Xuyên tổ chức hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả triển khai tập trung, tích tụ, chuyển đổi ruộng đất lần 3 trong vụ xuân 2022, kế hoạch năm 2022 và triển khai đề án sản xuất vụ hè thu năm 2022.

Cẩm Xuyên đẩy mạnh tập trung, tích tụ, chuyển đổi ruộng đất lần 3

Chủ tịch UBND xã Nam Phúc Thăng Phạm Văn Tuấn: Đề nghị huyện quan tâm xâu nối, chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai khu vực TP Hà Tĩnh và huyện Cẩm Xuyên tiến hành đo đạc, cấp lại bìa đất nông nghiệp cho các hộ dân sau khi thực hiện chuyển đổi.

Vụ xuân năm 2022, huyện Cẩm Xuyên triển khai thí điểm tập trung, tích tụ, chuyển đổi ruộng đất lần 3 tại thôn 7A, xã Nam Phúc Thăng và thôn Trung Tiến, xã Cẩm Dương với tổng diện tích 89,5 ha.

Cụ thể, tại thôn 7A, xã Nam Phúc Thăng, địa phương đã chuyển đổi 60 ha với 240 thửa xuống còn 70 thửa và chuyển đổi các trục đường chính nội đồng từ 5m thành 7m; tại thôn Trung Tiến, xã Cẩm Dương, địa phương đã chuyển đổi 29,5 ha với 174 thửa xuống còn 42 thửa và chuyển đổi các trục đường chính nội đồng từ 4m thành 6m.

Cẩm Xuyên đẩy mạnh tập trung, tích tụ, chuyển đổi ruộng đất lần 3

Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Dương Hoàng Văn Linh: Quá trình thực hiện tập trung, tích tụ, chuyển đổi ruộng đất, địa phương kịp thời xử lý, giải quyết triệt để các vướng mắc phát sinh thông qua thương lượng, hoà giải

Theo kế hoạch, vụ hè thu năm 2022, huyện Cẩm Xuyên sẽ triển khai nhân rộng tập trung, tích tụ, chuyển đổi ruộng đất lần 3 tại 47 thôn, tổ dân phố của 13 xã, thị trấn với tổng diện tích 1.531 ha; giai đoạn năm 2023-2025 toàn huyện thực hiện tập trung, tích tụ, chuyển đổi khoảng 2.000 ha đất sản xuất nông nghiệp; giai đoạn 2026 - 2030, toàn huyện thực hiện tập trung, tích tụ, chuyển đổi khoảng 3.000 ha.

Tổng giai đoạn 2022-2030, huyện Cẩm Xuyên tập trung, tích tụ, chuyển đổi ruộng đất lần 3 đạt 50% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn huyện. Đến hết năm 2025, trên diện tích tập trung, tích tụ ruộng đất, huyện Cẩm Xuyên sẽ xây dựng 5 mô hình góp đất thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã liên kết sản xuất với doanh nghiệp; 2 mô hình cho doanh nghiệp thuê đất để sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, có giá trị kinh tế cao.

Hội nghị cũng tập trung triển khai đề án sản xuất vụ hè thu năm 2022. Theo đề án, toàn huyện phấn đấu sản xuất lúa vụ hè thu năm 2022 đạt diện tích 9.305 ha (tăng 263 ha so với cùng kỳ); sản xuất các loại cây trồng cạn như: đậu (150 ha), lạc (105 ha), khoai lang (150 ha), rau (450 ha), vừng (120 ha), ngô lấy hạt (60 ha), ngô sinh khối (50 ha).

Vụ hè thu năm 2022, huyện Cẩm Xuyên cũng phấn đấu xây dựng các mô hình: sản xuất lúa theo hướng hữu cơ kết hợp chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tại xã Cẩm Bình và xã Nam Phúc Thăng; sử dụng phân bón hữu cơ Quế Lâm trên cây lúa tại xã Cẩm Bình; sản xuất ngô, đậu tương theo hướng hữu cơ tại xã Cẩm Mỹ; chăn nuôi lợn hữu cơ tuần hoàn tại xã Cẩm Minh; nuôi dê sinh sản và thương phẩm tại xã Cẩm Hưng; chăn nuôi lợn liên kết với doanh nghiệp của HTX nông nghiệp Cẩm Lạc; nuôi ong lấy mật theo chương trình giảm nghèo bền vững tại xã Cẩm Mỹ.

Cẩm Xuyên đẩy mạnh tập trung, tích tụ, chuyển đổi ruộng đất lần 3

Phó Chủ tịch UBND huyện Lê Ngọc Hà: Vụ hè thu năm 2022, mỗi xã, thị trấn cơ cấu 3-5 giống trong nhóm giống sản xuất đại trà, 1-2 giống có triển vọng; sản xuất đồng nhất về giống, quy trình canh tác tập trung, cánh đồng mẫu, trên các vùng phá bờ thửa nhỏ thành ô thửa lớn.

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, phân tích những khó khăn, bài học kinh nghiệm trong triển khai tập trung, tích tụ, chuyển đổi ruộng đất. Theo đó, diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân trên hộ thấp, đất giao đến hộ phân tán, manh mún, nhiều ruộng, nhiều thửa; đất đai không bằng phẳng, còn có ruộng bậc thang; theo quy định của Luật đất đai 2013 thì hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa... nên khó khăn cho việc tập trung, tích tụ, chuyển đổi ruộng đất.

Một số đại biểu đề xuất: cấp uỷ chính quyền cần quan tâm chỉ đạo quyết liệt trong triển khai tập trung, tích tụ, chuyển đổi ruộng đất lần 3; để tạo được sức lan tỏa, trước hết cần lựa chọn quy hoạch thôn có điều kiện thuận lợi để thực hiện trước; phải thực hiện tốt công tác quy hoạch hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng, cải tạo đồng ruộng, tạo điều kiện để mọi cánh đồng, mọi thửa đất thuận lợi trong việc đi lại sản xuất và chủ động tưới tiêu...

Cẩm Xuyên đẩy mạnh tập trung, tích tụ, chuyển đổi ruộng đất lần 3

Chủ tịch UBND huyện Hà Văn Bình kết luận hội nghị

Kết luận hội nghị, Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên Hà Văn Bình nhấn mạnh: Tập trung, tích tụ, chuyển đổi ruộng đất lần 3 là cuộc cách mạng nhằm đổi mới về thực chất sản xuất ở nông thôn, vì vậy 100% thôn xóm trên toàn huyện phải chỉ đạo triển khai thực hiện. Theo đó, các xã phải đăng ký số liệu cụ thể và gửi về UBND huyện trong thời gian sớm nhất.

Triển khai kế hoạch sản xuất lúa hè thu năm 2022, Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên cũng đề nghị các địa phương sớm tổ chức tập huấn, quán triệt các nội dung cho cán bộ từ thôn đến xã. Vụ hè thu phải đảm bảo lịch thời vụ, quan điểm gặt tới đâu làm đất, xuống giống đến đó; thực hiện quản lý nhà nước từ giống, vật tư nông nghiệp đến giá cả máy gặt; đưa vào triển khai các mô hình điểm giống lúa chất lượng cao, mô hình sản xuất lúa hữu cơ để nâng cao hiệu quả kinh tế.

Cẩm Xuyên đẩy mạnh tập trung, tích tụ, chuyển đổi ruộng đất lần 3

Dịp này, UBND huyện Cẩm Xuyên đã tặng giấy khen cho 2 tập thể và 5 cá nhân đã có nhiều thành tích trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng mô hình tập trung, tích tụ, chuyển đổi ruộng đất trong vụ xuân năm 2022.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.