Hà Tĩnh: Sâu bệnh bắt đầu tấn công lúa xuân, nông dân gấp rút phòng trừ

(Baohatinh.vn) - Những ngày qua, nông dân Hà Tĩnh phải trải qua “mùa cấy thứ hai” lúa xuân 2020 vì đợt mưa từ ngày 7-10/2 khiến hàng trăm hecta mới gieo vào giai đoạn mũi chông bị hư hỏng. Chưa hết, sâu bệnh đang diễn biến phức tạp, “chực chờ” tổng tấn công lúa xuân…

Hà Tĩnh: Sâu bệnh bắt đầu tấn công lúa xuân, nông dân gấp rút phòng trừ

Nhiều loại sâu bệnh đã “tấn công” lúa xuân Hà Tĩnh

Ruộng “lốm đốm” vì mạ “dắm”…

Thời tiết 3 ngày qua đã trở nên tốt hơn, nắng trở lại, dù vậy ở vùng đồng Trọt Cháu, xã Cẩm Hưng (Cẩm Xuyên) nước rút chậm, nhiều diện tích vẫn bị ngập trong nước.

Nóng ruột, bà Trần Thị Minh (thôn Hưng Dương) đốc thúc con cái ra đồng, tỉa lúa nơi ruộng tốt, chờ nước rút thì “dắm” vào diện tích bị hư hại.

Hà Tĩnh: Sâu bệnh bắt đầu tấn công lúa xuân, nông dân gấp rút phòng trừ

Bà Trần Thị Minh “tỉa” lúa để “vá” những diện tích bị mưa làm hư hại

“Gia đình tôi sản xuất 2,5 mẫu thì có đến gần 1 mẫu bị ngập, lúa thối hết, không phục hồi được. Bây giờ gieo lại thì đã muộn thời vụ, thế nên đành phải nhổ lúa những ruộng gieo dày về “vá” vào số diện tích đã hư hại. Có ruộng đủ lúa cấy lại, có nơi không đủ thì dặm 2 - 3 loại giống” - bà Trần Thị Minh cho biết.

Theo thống kê từ các địa phương, đợt mưa trên địa bàn Hà Tĩnh từ ngày 7- 10/2 đã khiến ít nhất trên 678 ha lúa xuân bị ngập. Lớn nhất là ở Thạch Hà (600 ha), Can Lộc (56,2 ha), Nghi Xuân (12 ha) và Lộc Hà (10 ha).

Mặc dù phần lớn diện tích đã kịp thời tiêu thoát để “cứu” lúa phục hồi, nhưng đổi lại, công tỉa dặm, chăm sóc của bà con nông dân lại vất vả bội phần.

Hà Tĩnh: Sâu bệnh bắt đầu tấn công lúa xuân, nông dân gấp rút phòng trừ

Bà con nông dân phải trải qua “vụ cấy thứ hai” vì thiên tai

Bà Dương Thị Sen, thôn Tiến Bộ, xã Tân Lâm Hương (Thạch Hà) cho biết: “Trước đây, chỉ phải tỉa dặm từng ruộng một, thì nay cứ phải nhổ chỗ này cấy chỗ kia, thậm chí ruộng nhà không còn mạ cấy thì phải xin của người khác. Ruộng “vá chằng vá đụp”, vừa mất công, vừa mất sức. Chắc phải 10 ngày nữa tôi mới cấy xong hết diện tích ruộng nhà”.

Sâu bệnh bắt đầu tấn công

Theo Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ Thực vật Hà Tĩnh, thời điểm này một số diện tích gieo cấy sớm đã bước vào giai đoạn phát triển mạnh về thân lá, cộng với việc bón đạm thúc đẻ nhánh đã trở thành điều kiện thuận lợi cho các loại sâu bệnh phát triển. Đặc biệt, là bệnh đạo ôn lá - loại dịch hại nguy hiểm và có “thâm niên” lâu năm nhất trên vùng đất Hà Tĩnh.

Hà Tĩnh: Sâu bệnh bắt đầu tấn công lúa xuân, nông dân gấp rút phòng trừ

Đạo ôn “tái xuất” trên đồng ruộng Nghi Xuân

Cách đây gần một tuần, bà con nông dân Nghi Xuân đã phải tức tốc xuống đồng phun phòng trừ đạo ôn lá, trở thành một trong những địa phương đầu tiên trên toàn tỉnh “ghi nhận” sự “tái xuất” của loại dịch hại này.

Ông Nguyễn Đức Khánh, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng KHKT& Bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Nghi Xuân cho biết: “Hiện nay, toàn bộ diện tích nhiễm đã được phun phòng trừ đợt 1, đồng thời trung tâm đã có hướng dẫn bà con nông dân cách nhận biết, xử lý sớm diện tích phát sinh bệnh để tránh lây lan. Tuy nhiên, với địa phương có 50% diện tích là xuân trung (nhiều giống nhiễm như: Xi23, NX30 - PV) thì nguy cơ bùng phát khi thời tiết bất thuận là rất cao”.

Hà Tĩnh: Sâu bệnh bắt đầu tấn công lúa xuân, nông dân gấp rút phòng trừ

Lúa xuất hiện đốm nâu đặc trưng của bệnh

Trong khi đó, nông dân Thạch Hà lại đang vào “cuộc chiến” với rệp, bọ trĩ và tuyến trùng rễ. Cùng với đó, sẵn sàng để ứng phó với bệnh đạo ôn trên lá có thể phát sinh.

Hà Tĩnh: Sâu bệnh bắt đầu tấn công lúa xuân, nông dân gấp rút phòng trừ

Ông Nguyễn Văn Sáu hướng dẫn bà con phòng trừ sâu bệnh đúng cách

Ông Nguyễn Văn Sáu, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Thạch Hà cho biết: “Trong điều kiện thời tiết thuận lợi cho sâu bệnh phát triển như hiện nay, huyện đã khuyến cáo bà con chăm sóc lúa theo đúng quy trình, bón phân cân đối để tăng sức đề kháng cho cây. Đặc biệt, tránh bón thừa đạm để hạn chế thấp nhất gây hại và lây lan của bệnh đạo ôn, đồng thời có biện pháp xử lý kịp thời khi bệnh xuất hiện”.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Đặc sản cam Hà Tĩnh vào mùa thu hoạch

Đặc sản cam Hà Tĩnh vào mùa thu hoạch

Đặc sản cam chanh Hà Tĩnh bắt đầu vào vụ thu hoạch, cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Giá cam hiện được bán từ 25 – 60.000 đồng/kg.
Hành trình miệt mài xây dựng thương hiệu gạo Can Lộc

Hành trình xây dựng thương hiệu gạo Can Lộc

Khép lại một mùa vụ đầy thắng lợi, nông dân Can Lộc (Hà Tĩnh) có thêm niềm vui khi hạt gạo quê hương đang từng bước chiếm lĩnh thị trường. Ước mơ xây dựng thương hiệu sản phẩm lúa gạo đang dần trở thành hiện thực.
Ngư dân Nghi Xuân trúng cá bạc má

Ngư dân Nghi Xuân trúng cá bạc má

Sau một đêm vất vả vươn khơi, bám biển, nhiều tàu cá của ngư dân Xuân Yên (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) cập bến trong niềm vui phấn khởi vì trúng đậm cá bạc má.
Bài cuối: Quyết liệt và đột phá hơn nữa trong từng nhiệm vụ, giải pháp

Bài cuối: Quyết liệt và đột phá hơn nữa trong từng nhiệm vụ, giải pháp

Cả nước đã có 5 tỉnh được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Hà Tĩnh đang tập trung thực hiện cơ bản khối lượng công việc trong năm 2024 và hoàn thiện các yêu cầu để được công nhận vào năm 2025. Khó khăn từ thực tiễn đang đòi hỏi sự quyết liệt và đột phá hơn nữa trong từng nhiệm vụ, giải pháp nhằm hiện thực hóa khát vọng về nông thôn giàu bản sắc văn hóa, văn minh, hiện đại; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao.
Người chăn nuôi Vũ Quang tăng đàn đón tết

Người chăn nuôi Vũ Quang tăng đàn đón tết

Để đảm bảo nguồn thu vào dịp cuối năm, thời điểm này, người chăn nuôi trên địa bàn Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang tích cực tăng đàn, vỗ béo và nghiêm ngặt phòng dịch trên đàn vật nuôi.
Bài 3: Tiểu tiêu chí nước sạch - quyết liệt, kiên trì vì chất lượng cuộc sống

Bài 3: Tiểu tiêu chí nước sạch - quyết liệt, kiên trì vì chất lượng cuộc sống

Chất lượng môi trường sống là một trong những tiêu chí cốt lõi trong xây dựng nông thôn mới. Đối với xã và huyện nông thôn mới nâng cao, tiêu chí này đặt ra những yêu cầu khá cao, nhất là quy định về tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch tập trung. Đứng trước khó khăn, Hà Tĩnh đặt quyết tâm rất cao, ưu tiên nguồn lực lớn để thực hiện bằng được nhằm góp phần tạo tính bền vững cho quá trình xây dựng tỉnh nông thôn mới.
Bài 2: Xây dựng đô thị văn minh - khó mấy cũng phải làm

Bài 2: Xây dựng đô thị văn minh - khó mấy cũng phải làm

Hà Tĩnh đã có 14/34 phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh, trong đó, 11 thị trấn thực hiện được từ 70-90% các tiêu chí. Con số phường, thị trấn đạt chuẩn cao gấp 2 lần so với thời điểm giữa năm 2024 đã chứng minh sự bứt tốc và quyết tâm cao của cấp ủy, chính quyền các địa phương trong lộ trình phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng tỉnh nông thôn mới vào cuối năm nay.
Bài 1: 100% huyện đạt chuẩn nông thôn mới - bám sát đường găng tiến độ

Bài 1: 100% huyện đạt chuẩn nông thôn mới - bám sát đường găng tiến độ

Để hoàn thành nhiệm vụ xây dựng tỉnh nông thôn mới vào năm 2025, Hà Tĩnh tập trung thực hiện mục tiêu 100% số huyện đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Thời điểm này, địa phương cuối cùng gần về đích là Hương Khê đang căng mình với khối lượng công việc khá lớn trên “chặng nước rút” về đích; các địa phương khác tập trung phát triển KT-XH và tiếp tục ưu tiên nguồn lực hoàn thiện các tiêu chí huyện NTM theo chuẩn giai đoạn mới.