Đạo ôn, chuột đồng “tấn công” hàng trăm héc-ta lúa xuân Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, lúa xuân 2020 của Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn đẻ nhánh nhưng đã có hàng trăm héc-ta bị sâu hại tấn công, trong đó có những loại dịch bệnh nguy hiểm như đạo ôn, chuột…

Đạo ôn, chuột đồng “tấn công” hàng trăm héc-ta lúa xuân Hà Tĩnh

Chuột đang là loại dịch hại đáng lo ngại nhất của bà con nông dân trong vụ lúa xuân 2020.

Bệnh đạo ôn được phát hiện ở Nghi Xuân, Đức Thọ, Lộc Hà với tỷ lệ gây hại trung bình 3 - 7%, nơi cao 10 - 15%. Có những vùng nhiễm cục bộ 20 - 30% (Xuân Lĩnh – Nghi Xuân) trên nhóm giống X (Xi23, NX 30), TBR225, P6.

Mặc dù diện tích bệnh phát sinh gây hại chưa lớn nhưng đây là những vùng sản xuất “đến hẹn lại lên” đối với bệnh đạo ôn, sử dụng nhóm giống mẫn cảm với bệnh (Xi23, NX30) thì nguy cơ lây lan diện rộng luôn ở mức cao.

Đạo ôn, chuột đồng “tấn công” hàng trăm héc-ta lúa xuân Hà Tĩnh

Các loại sâu bệnh tấn công vào thời điểm đầu sinh trưởng của lúa.

Đặc biệt, nếu không có biện pháp chủ động phòng trừ sớm thì bệnh sẽ lây lan sang các giống khác, gây ảnh hưởng đến sản xuất.

Trong khi đó, nạn chuột đang diễn biến phức tạp ở tất cả các địa phương trên toàn tỉnh. Tỷ lệ gây hại từ 3% - 15%, chúng tấn công ở cả những ruộng lúa vừa gieo lẫn lên nhánh. Nhất là những vùng gò đồi, ven làng hoặc ở các huyện miền núi thì mức độ gây hại càng trầm trọng hơn.

Đến nay, toàn tỉnh có khoảng gần 100 ha lúa bị chuột tấn công và phá hại.

Đạo ôn, chuột đồng “tấn công” hàng trăm héc-ta lúa xuân Hà Tĩnh

Theo cơ quan chức năng, bên cạnh theo dõi diễn biến các loại dịch bệnh thì cần tổ chức ra quân diệt chuột sớm.

Ngoài ra, lúa xuân còn phải đối mặt với bệnh tuyến trùng rễ (Cẩm Xuyên, Thạch Hà) với diện tích nhiễm 88 ha; ốc bươu vàng khoảng gần 50 ha…

Theo dự báo của ngành chuyên môn, các loại bệnh dịch sẽ tiếp tục phát sinh gây hại. Đặc biệt, với bệnh đạo ôn, thời gian tới, thời tiết tiếp tục chịu ảnh hưởng của 1 - 2 đợt không khí lạnh tăng cường, trời mưa phùn, ẩm độ không khí cao rất thuận lợi cho bệnh phát sinh gây hại mạnh và có nguy cơ lây lan trên diện rộng.

Theo đó, cơ quan bảo vệ thực vật tỉnh khuyến cáo bà con nông dân thường xuyên thăm đồng, theo dõi chặt chẽ diễn biến của thời tiết, thực hiện tốt công tác điều tra phát hiện, dự tính dự báo sâu bệnh. Các địa phương cần có hướng dẫn và có biện pháp phòng trừ cụ thể đối với từng loại dịch hại; phát động phong trào diệt chuột sớm, nhằm hạn chế thấp nhất những thiệt hại do chuột gây ra.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),