“Chớp” tiết trời khô ráo, nông dân Đức Thọ tập trung chăm sóc cây trồng vụ xuân

(Baohatinh.vn) - Thời điểm này, bà con nông dân huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đang tranh thủ những khoảng thời tiết tốt trong ngày để xuống đồng chăm sóc lúa, làm cỏ lạc xuân.

“Chớp” tiết trời khô ráo, nông dân Đức Thọ tập trung chăm sóc cây trồng vụ xuân

Tranh thủ thời tiết tạnh ráo, nông dân Đức Thọ đã tập trung ra đồng tỉa dặm, làm cỏ cho lúa xuân

Tuân thủ lịch thời vụ, từ trong tết Nguyên đán, huyện Đức Thọ đã gieo cấy xong 6.484 ha lúa xuân. Trong đó, 90% diện tích là lúa chất lượng cao với 8 loại giống chủ lực như: P6, LP5, Nếp 98... Do ảnh hưởng của không khí lạnh kéo dài nên suốt thời gian qua đã phần nào gây ảnh hưởng đến kỳ sinh trưởng của lúa. Cùng với đó, lúa ở thời kỳ đẻ nhánh, phát triển tốt về bộ lá sẽ là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng sâu bệnh gây hại.

“Chớp” tiết trời khô ráo, nông dân Đức Thọ tập trung chăm sóc cây trồng vụ xuân

Bà Đào Thị Dung ở thôn Trung Hậu, xã Yên Hồ ra đồng kiểm tra tình hình sâu bệnh trên lúa

Bà Đào Thị Dung ở thôn Trung Hậu, xã Yên Hồ, cho biết: “Vụ lúa xuân năm nay, gia đình gieo gần 2,5 ha. Đến nay, tôi đã hoàn tất việc tỉa dặm, bón thúc đẻ nhánh nên lúa phát triển rất tốt. Nghe tin thời tiết chuẩn bị có đợt rét mới nên ngay khi trời hửng, tôi tranh thủ xuống đồng kiểm tra tình hình sâu bệnh để phun phòng trừ sớm".

“Chớp” tiết trời khô ráo, nông dân Đức Thọ tập trung chăm sóc cây trồng vụ xuân

Theo đánh giá, các trà lúa xuân ở Đức Thọ đang sinh tưởng tốt, kiểm soát được sâu bệnh

Ông Lê Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch UBND xã Yên Hồ cho biết: “Vụ xuân năm nay, toàn xã gieo cấy hơn 345 ha lúa, trong đó có 50 ha lúa hữu cơ trên ruộng rươi cáy... Nhờ được gieo sạ đúng khung lịch thời vụ nên đến nay toàn bộ diện tích lúa trên địa bàn xã phát triển rất tốt. Để tạo điều kiện thuận lợi cho bà con chăm sóc, UBND xã chỉ đạo, phân công cán bộ phụ trách nông nghiệp thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, tổ chức điều tiết nước hợp lý, tuyệt đối không để ruộng thiếu nước nhằm giúp cây lúa phát triển tốt cũng như phục vụ nông dân bón thúc phân đạt hiệu quả. Những ngày qua, chúng tôi cũng thường xuyên khuyến cáo và tổ chức các đợt diệt chuột, diệt ốc bươu vàng”.

“Chớp” tiết trời khô ráo, nông dân Đức Thọ tập trung chăm sóc cây trồng vụ xuân

Diện tích Lạc xuân ở Đức Thọ cơ bản phát triển tốt mặc dù thời tiết bất lợi do rét kéo dài

Cùng với chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại lúa, trên các cánh đồng màu, bà con nông dân Đức Thọ cũng đang tập trung làm cỏ, cuốc xới và phòng trừ sâu bệnh cho hơn 1.300 ha lạc vụ xuân theo đúng quy trình kỹ thuật. Năm nay, Đức Thọ đặt mục tiêu đạt năng suất lạc đạt 26,7tạ/ha.

“Chớp” tiết trời khô ráo, nông dân Đức Thọ tập trung chăm sóc cây trồng vụ xuân

Bà con nông dân xã Liên Minh ra đồng làm cỏ, vun xới cho cây lạc xuân

Bà Nguyễn Thị Gái ở thôn Thọ Tường, xã Liên Minh, cho biết: “Vụ xuân năm nay, gia đình tôi gieo trỉa gần 1ha lạc. Tranh thủ thời tiết tạnh ráo, tôi tập trung tiến hành cuốc xới, làm cỏ và phòng trừ bệnh nghẹt rễ, nấm mốc cho lạc. Hy vọng đợt rét tới sẽ không kéo dài vì từ thời điểm này, lạc cần thời tiết khô ráo để sinh trưởng và giảm nguy cơ phát sinh của sâu bệnh".

“Chớp” tiết trời khô ráo, nông dân Đức Thọ tập trung chăm sóc cây trồng vụ xuân

Đức Thọ phấn đấu đạt 26,7 tạ/ha trong vụ lạc xuân 2022.

Thời điểm này, các loại cây trồng trên địa bàn sinh trưởng tốt, sâu bệnh cũng đang trong tầm kiểm soát. Huyện đang tiếp tục chỉ đạo các địa phương tăng cường dự báo, hướng dẫn bà con bám sát đồng ruộng, đánh giá tình hình, xác định mật độ các đối tượng gây hại để phòng trừ một cách kịp thời; nhất là các đối tượng: sâu cuốn lá, sâu đục thân, bệnh đạo ôn trên lúa; bệnh nghẹn cổ rễ, nấm mốc trên lạc. Chúng tôi cũng chỉ đạo các địa phương kiểm tra, cấp đủ nước vào chân ruộng, vừa phòng trừ sâu bệnh vừa giữ ấm cho lúa trong đợt rét dự báo nhiệt độ xuống thấp sắp tới.

Ông Nghiêm Sỹ Đông - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Đức Thọ

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),