Chiếc mũ 50.000 USD có thể đọc được suy nghĩ con người

Thiết bị của hãng Kernel hứa hẹn tạo ra sự đột phá trong lĩnh vực nghiên cứu não người.

Công ty Kernel, chuyên nghiên cứu các hoạt động não bộ của Mỹ chuẩn bị ra mắt thiết bị nghiên cứu bộ não bằng cách đọc tín hiệu. Kernel cho biết mẫu mũ mới nhất của hãng được thiết kế với các vật liệu chuyên dụng, nặng chưa tới 2 kg và có giá khởi điểm là 50.000 USD.

Theo Businessweek , đây thực sự là bước tiến lớn trong ngành khoa học khi các thiết bị nghiên cứu não bộ hiện nay thường rất đắt đỏ và yêu cầu bệnh nhân phải ngồi bất động liên tục.

Chiếc mũ 50.000 USD có thể đọc được suy nghĩ con người

Phiên bản thử nghiệm của mũ nghiên cứu não bộ Kernel Flow. Ảnh: Bloomberg

Bước tiến mạnh mẽ trong lĩnh vực nghiên cứu não bộ

Hiện nay, hầu hết bệnh viện và trung tâm nghiên cứu đều sở hữu rất nhiều trang thiết bị hiện đại có khả năng phân tích dữ liệu não bộ. Tuy nhiên, chi phí cho mỗi lần xét nghiệm thường rất cao và phải mất rất nhiều lần mới cho ra kết quả đầy đủ nhất.

Một trong những sản phẩm mới nhất của Kernel có tên Flow, được thiết kế như một chiếc mũ bảo hiểm dành cho người đi xe đạp, hứa hẹn sẽ giải quyết toàn bộ vấn đề này.

Chiếc mũ được bao quanh bởi một loạt các tấm nhôm nhỏ, để lộ nhiều khoảng trống ở giữa để chúng ta có thể nhìn thấy cảm biến bên trong. Ngoài ra, sản phẩm này cũng được gắn với một chiếc dây để có thể kết nối và truyền dữ liệu trực tiếp với máy tính.

Trong khi đó, mẫu Flux lại sử dụng các điện cực để đo tín hiệu não. Dòng điện bên trong não tạo ra một luồng từ trường rất yếu và liên tục thay đổi sau vài mili giây. Công nghệ của Kernel có thể phát hiện luồng điện từ này.

“Những chiếc mũ của chúng tôi sẽ khiến mọi người phải biết coi trọng sức khỏe tâm thần của mình, tìm hiểu những tác động của đại dịch đến suy nghĩ con người và thậm chí những chiếc mũ này còn có thể chỉ ra nguyên nhân gốc rễ của việc phân cực chính trị tại Mỹ”, CEO Kernel chia sẻ.

Chiếc mũ 50.000 USD có thể đọc được suy nghĩ con người

Chiếc mũ sở hữu hàng trăm cảm biến cực nhỏ nhằm thu thập dữ liệu não bộ từ bệnh nhân. Ảnh: Bloomberg

Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực y học đánh giá việc sử dụng chiếc mũ của Kernel có thể giúp các bác sĩ hiểu rõ hơn về quá trình lão hóa não cũng như các bệnh liên quan đến rối loạn tâm thần, thậm chí cả cơ chế đằng sau những trải nghiệm siêu hình của con người như những giấc mơ hay ác mộng.

Liên tục trong gần 3 năm qua, Kernel đã biến những ý tưởng của mình thành hiện thực thông qua việc chế tạo chiếc mũ có khả năng ghi nhận dữ liệu từ vỏ não.

Hiện nay, có rất nhiều loại công cụ được sử dụng trong bệnh viện nhằm mục đích phân tích dữ liệu của não nhưng đều có một điểm chung là chi phí cực kỳ đắt đỏ. Đôi khi những chiếc máy này còn khiến bệnh nhân cảm thấy lo lắng vì kích thước khổng lồ và sự bất tiện mà chúng mang lại.

Hãng Kernel cho biết họ đã cố gắng thiết kế chiếc mũ theo khuynh hướng tối giản và gần gũi nhất với người bệnh.

Về cơ bản, chiếc mũ vẫn sẽ giữ được các yếu tố truyền thống với việc đặt nhiều cảm biến cực nhỏ bên trong nhằm thu thập dữ liệu trực tiếp từ não bộ.

Khi thu thập được một tập dữ liệu đủ lớn, các nhà khoa học sẽ tiến hành phân tích và từ đó hoàn toàn giải mã được những bí ẩn xung quanh cơ chế hoạt động của não bộ.

Giới chuyên gia đánh giá chiếc mũ của Kernel đã thực sự tạo ra một bước nhảy vọt trong lĩnh vực kỹ thuật y sinh và loài người đang tiến gần hơn bao giờ hết với việc mở khóa những bí mật về não bộ.

Từng bị nhận định là ý tưởng điên rồ và viển vông

Bất chấp những tham vọng của mình, CEO Bryan từng bị giới đầu tư công nghệ ở Thung lũng Silicon ngó lơ và coi sản phẩm của Kernel chỉ là một thứ “đồ chơi tầm thường”.

Chiếc mũ 50.000 USD có thể đọc được suy nghĩ con người

CEO Bryan đang thử nghiệm chiếc mũ trong phòng nghiên cứu của Kernel. Ảnh: Breezy Scroll

“Giới công nghệ và nhà đầu tư ở Thung lũng Silicon thậm chí không nói chuyện hay động viên chúng tôi. Rõ ràng chúng tôi phải dành rất nhiều thời gian và chi thêm tiền để chứng minh cho mọi người thấy một cái gì đó hiệu quả”, CEO Bryan chia sẻ với Bloomberg.

Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất của các thiết bị quét dữ liệu não bộ hiện nay là việc tín hiệu từ máy móc phải đi xuyên qua hộp sọ của con người. Điều này thực sự rất khó khăn khi não bộ của chúng ta ngày một tiến hóa để ngăn chặn các sóng điện từ xâm nhập từ bên ngoài.

Khi tôi trở lại, thứ duy nhất tôi quan tâm là làm sao mang lại điều tốt nhất đẹp đến cho mọi người.

Bryan Jonson, CEO công ty Kernel

Trên thế giới, các nhà khoa học chưa tìm ra cách thức để liên kết dữ liệu với các thông tin thu được từ não bộ do vấn đề nhiễu sóng điện từ.

Thiết bị của Kernel có thể giải quyết được vấn đề này khi họ đang cố gắng thu nhỏ các cảm biến và tìm ra các phương pháp chặn sóng điện từ.

Trong số các ý tưởng, nhóm của Bryan đã sắp xếp lại các tia laser và chip máy tính, làm khả năng quan sát cũng như ghi nhận dữ liệu từ não bộ hiệu quả hơn bất kỳ sản phẩm nào trước đây.

Hãng công nghệ này cũng cho biết họ sẽ xem xét việc lồng các cảm biến vào ngay sát các tế bào thần kinh của chúng ta, nơi các tín hiệu được ghi nhận rõ ràng và đầy đủ nhất.

CEO của Kernel chia sẻ bí quyết của nhóm là phát triển hai thiết bị riêng biệt để có thể bắt chước tất cả chức năng truyền thống của các thiết bị trước đây. Bên cạnh đó, thiết bị của Kernel cho phép các cảm biến tránh được tín hiệu gây xao nhãng và có thể thu nhận được toàn bộ dữ liệu từ não bộ trong nghiên cứu.

Hướng đi mới trong việc kéo dài tuổi thọ con người

CEO của Kernel, Bryan Johnson sinh năm 1977. Anh sẽ bước sang tuổi 44 vào tháng 8 tới nhưng theo đánh giá cơ thể thì các cơ quan và tế bào trong cơ thể anh dường như vẫn hoạt động như một người đàn ông ở tuổi 30. Đó là kết quả của một chuỗi phương pháp ăn uống cũng như vận động rất phức tạp.

Anh cho rằng nếu mỗi ngày nếu chúng ta thức dậy lúc 4 giờ sáng, tiêu thụ một lượng thực phẩm tương đương 2.250 calo trong 90 phút rồi sau đó không ăn gì thêm trong ngày, cơ thể sẽ thực sự trở nên “phi thường”.

Chiếc mũ 50.000 USD có thể đọc được suy nghĩ con người

Bryan Johnson thử nghiệm chiếc mũ đọc tâm trí của mình. Ảnh: Bloomberg

“Tôi luôn thử cũng như mắc rất nhiều sai lầm để có thể tìm ra phương pháp tối ưu nhất cho cơ thể mình. Tôi phải nghiên cứu rất chăm chỉ mới tìm ra được lối sống này”, Bryan chia sẻ thêm.

Sau một thời gian nghiên cứu, Kernel phát hiện ra rằng có sự tương đồng giữa các thói quen của một người với chính não bộ của họ. Đó là lý do Kernel quyết định tạo ra chiếc mũ “đọc tâm trí” để tìm ra nguyên nhân tại sao não bộ chúng ta cho phép cơ thể thực hiện các thói quen gây nghiện như tiêu thụ đồ ngọt hay hút thuốc lá.

Chiếc mũ của Kernel có thể mở ra một hướng đi mới trong lĩnh vực nghiên cứu tình trạng lão hóa của não bộ cũng như các tác động của nó với sức khỏe của con người. Các nhà khoa học tin rằng sản phẩm này sẽ là chiếc chìa khóa giúp con người kéo dài tuổi thọ của mình trong tương lai.

Tất nhiên, không phải mọi người đều tin dữ liệu từ một cái mũ và quyết định thay đổi toàn bộ thói quen sinh hoạt của mình. Tuy vậy, sự quyết tâm cũng như tham vọng của Kernel xứng đáng được ghi nhận bởi các nỗ lực không ngừng nghỉ nhằm giúp con người ngày một khỏe mạnh hơn.

Trước đây, Bryan từng rất thành công trong lĩnh vực xử lý thanh toán trực tuyến với công ty Braintree. Anh cũng thành lập một quỹ đầu tư mạo hiểm vào năm 2014 với mục đích hỗ trợ các dự án trong ngành kỹ thuật y sinh.

Đến tháng 7/2020, Kernel đã huy động được thêm 53 triệu USD từ các quỹ đầu tư bên ngoài, sau khoản đầu tư trị giá 54 triệu USD của Johnson vào công ty kể từ khi thành lập.

Theo Zing

Đọc thêm

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

4 công trình đến từ 10 nhà khoa học trên thế giới đã vượt qua gần 1.500 đề cử từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhận giải thưởng VinFuture 2024 trị giá 4,5 triệu USD. Nhiều công trình, từ ý tưởng đến giải thưởng danh giá là quãng thời gian gần cả đời người với hành trình kiên trì vượt qua thử thách, định kiến và cả những thất bại để tận hiến cho khoa học và sự tiến bộ nhân loại.
Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.