Biệt phái giáo viên làm "nóng" nghị trường HĐND tỉnh Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Luân chuyển, biệt phái giáo viên - đề tài luôn “nóng” một lần nữa được nhiều đại biểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh chất vấn Giám đốc Sở GD&ĐT Trần Trung Dũng tại phiên chất vấn sáng nay; trong khi việc xử lý trụ sở cũ dù tồn đọng khá lâu nhưng tư lệnh ngành Tài chính cho biết vẫn chưa có phương án khả thi...

Biệt phái giáo viên làm “nóng” nghị trường HĐND tỉnh Hà Tĩnh

Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Đình Sơn điều hành phiên chất vấn

Sẽ điều chuyển giáo viên huyện này sang huyện khác

Trong khi đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt nêu câu hỏi chung chung về khó khăn trong thực hiện điều động thì đại biểu Đoàn Đình Anh lại chất vấn: “Vừa rồi, có giáo viên công tác lâu năm ở THPT Kỳ Lâm được điều động về Trường THPT Lý Tự Trọng. Về đây, chưa dạy được tiết học nào đã có quyết định biệt phái trở lại Trường THTP Kỳ Lâm. Lý do tại sao?”.

Biệt phái giáo viên làm “nóng” nghị trường HĐND tỉnh Hà Tĩnh

Đại biểu Đoàn Đình Anh

Trước khi trả lời cụ thể, Giám đốc Sở GD-ĐT Trần Trung Dũng cho rằng: Giáo viên là viên chức nên theo quy định, phải có trách nhiệm thực hiện việc điều động, biệt phái. Đối với khối THPT thẩm quyền này thuộc Giám đốc Sở.

Biệt phái giáo viên làm “nóng” nghị trường HĐND tỉnh Hà Tĩnh

Trả lời câu hỏi của đại biểu Đoàn Đình Anh, ông Dũng lý giải: Đây là thầy giáo dạy tiếng Anh đã công tác ở nhiều trường, trong đó có Trường THPT Kỳ Lâm. Thời gian diễn ra việc trên chỉ trong 2 tuần, khi đó thầy vừa có quyết định về công tác tại Trường THPT Lý Tự Trọng. Trường Lý Tự Trọng lại thuộc diện phải có giáo viên cử đi biệt phái nhưng nếu biệt phái thì môn tiếng Anh ở trường phải biệt phái nữ. Do đó, thầy giáo xin được biệt phái về lại trường cũ.

Biệt phái giáo viên làm “nóng” nghị trường HĐND tỉnh Hà Tĩnh

Giám đốc Sở GD-ĐT Trần Trung Dũng

Đại biểu Nguyễn Quốc Hà đặt câu hỏi: “Bao giờ thì giải quyết dứt điểm tình trạng thừa, thiếu giáo viên? Hiện tại, thị xã Kỳ Anh chỉ riêng bậc mầm non có 700 cháu 3 tuổi chưa được đến trường vì thiếu giáo viên”.

Biệt phái giáo viên làm “nóng” nghị trường HĐND tỉnh Hà Tĩnh

Đại biểu Nguyễn Quốc Hà đặt câu hỏi với Giám đốc Sở GD-ĐT

Ông Trần Trung Dũng cho rằng: Tình trạng thiếu giáo viên, đối với bậc mầm non, ưu tiên tuyệt đối cho lớp 5 tuổi, còn 3,4 tuổi lần lượt theo thứ tự”.

Để giải quyết tình trạng này, ông Dũng cũng cho rằng, cần đẩy mạnh hơn nữa xã hội hóa nhưng không theo hình thức các trường như iShool, Albert Einstein, Nguyễn Du Plus… mà theo các loại hình tư thục khác. Sau khi các địa phương rà soát, vận động xây dựng, ngành giáo dục sẽ có trách nhiệm chỉ đạo về mặt chuyên môn.

Ngay sau phần trả lời của Giám đốc Sở GD-ĐT, chủ tọa kỳ họp đã đề nghị ông Nguyễn Phi Quang – Giám đốc Sở Nội vụ làm rõ thêm vấn đề điều động, biệt phái giáo viên.

Biệt phái giáo viên làm “nóng” nghị trường HĐND tỉnh Hà Tĩnh

Giám đốc Sở Nội vụ Nguyễn Phi Quang

Ông Quang trao đổi: Khi tham mưu kế hoạch biên chế năm 2019 để thông qua tại kỳ họp này, trong đó biên chế viên chức chủ yếu là giáo viên, trên cơ sở rà soát nhu cầu giáo viên, Sở Nội vụ đã tham mưu rõ, có định tính đối với các địa phương.

Ông Quang nhấn mạnh: Biệt phái giáo viên THCS, tiểu học thuộc thẩm quyền Chủ tịch UBND huyện, quy định cũng đã nêu rất rõ các nội dung cụ thể. Thời gian tới, sẽ tiến hành biệt phái từ huyện thừa giáo viên để bố trí cho các huyện thiếu giáo viên như thị xã Kỳ Anh, huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên… Nếu các huyện không vào cuộc, chúng tôi sẽ đề xuất giải pháp mạnh.

Ngoài nội dung biệt phái giáo viên, đại biểu cũng băn khoăn vấn đề nhà ở nội trú cho giáo viên; giáo dục kỹ năng sống; phát huy hiệu quả trung tâm học tập cộng đồng.

Khó xử lý trụ sở không còn sử dụng

Trả lời ý kiến cử tri và các đại biểu về công tác quản lý, xử lý trụ sở của các cơ quan, nhà văn hóa thôn, tổ dân phố không còn sử dụng; nguyên nhân, trách nhiệm và giải pháp trong thời gian tới, Giám đốc Sở Tài chính Hà Văn Trọng cho biết: Mặc dù các cơ quan có tài sản hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý tài sản đã nhiều lần thực hiện bán đấu giá nhà, đất nhưng không thành công, không có người tham gia đấu giá.

Biệt phái giáo viên làm “nóng” nghị trường HĐND tỉnh Hà Tĩnh

Nguyên nhân do thị trường bất động sản đóng băng. Bên cạnh đó, một số trụ sở hạng mục nhà giá trị còn lại khá lớn, nhưng công năng sử dụng cho mục đích kinh doanh không cao, không phù hợp cho mục đích sử dụng của người mua, nếu cải tạo, sửa chữa để kinh doanh phải đầu tư kinh phí rất lớn.

Biệt phái giáo viên làm “nóng” nghị trường HĐND tỉnh Hà Tĩnh

Giải pháp xử lý vấn đề này, theo ông Hà Văn Trọng, đối với trụ sở (cũ) các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn và tài sản công của các các cơ quan, đơn vị thuộc địa phương quản lý, giải quyết theo quy định của Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ. Riêng các trường hợp phải xử lý điều chuyển, thanh lý tài sản kịp thời, đáp ứng yêu cầu thực hiện tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Các địa phương, đơn vị phải có văn bản gửi về Sở Tài chính thẩm định để trình UBND tỉnh xem xét, quyết định hoặc xử lý theo phân cấp thẩm quyền quản lý tài sản.

Biệt phái giáo viên làm “nóng” nghị trường HĐND tỉnh Hà Tĩnh

Đại biểu Trần Viết Hậu

Đại biểu Trần Viết Hậu nêu vấn đề, việc giải quyết tồn đọng tài sản công các sở ngành, địa phương liên quan có thể giải quyết trong 6 tháng đầu năm được không? Ông Hà Văn Trọng cho biết: Nghị định 167 có hiệu lực từ 1/4/2018, trách nhiệm ngành tài chính sẽ tiếp tục phối hợp và khẩn trương quyết liệt hơn. Tuy nhiên, một số trụ sở thuộc thẩm quyền cơ quan trung ương quản lý, đề nghị các đơn vị liên quan thuộc trung ương quản lý khẩn trương có báo cáo phương án. Đối với trụ sở do địa phương quản lý, liên quan đến đấu giá nhưng rất khó khăn.

Ông Trọng cũng cho rằng, 6 tháng tới có giải quyết được hay không còn phụ thuộc vào thị trường. Tất nhiên, ngành tài chính sẽ đề xuất phương án giao cơ quan có tài sản hoặc chính quyền có tài sản trên địa bàn bảo quản, dọn dẹp.

Chủ đề Kỳ họp thứ 18 HĐND tỉnh Hà Tĩnh

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast