Lãnh đạo Hà Tĩnh thăm, làm việc với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản

(Baohatinh.vn) - Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh mong muốn Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản tiếp tục quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện để Hà Tĩnh mở rộng quan hệ hợp tác đầu tư với các đối tác đến từ Nhật Bản.

Ngày 8/11 (theo giờ Việt Nam), đoàn công tác cấp cao tỉnh Hà Tĩnh do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng và Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải dẫn đầu đến thăm và làm việc với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản. Đón tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Phạm Quang Hiệu - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Nhật Bản.

Cùng dự buổi gặp mặt có lãnh đạo một số sở, ngành và doanh nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh.

Lãnh đạo Hà Tĩnh thăm, làm việc với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản

Đoàn công tác tỉnh Hà Tĩnh tặng quà lưu niệm cho đồng chí Phạm Quang Hiệu - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Nhật Bản.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh thông tin nhanh tình hình KT-XH của tỉnh trong thời gian qua.

Hà Tĩnh là địa bàn chiến lược về chính trị, kinh tế, quốc phòng và an ninh. Mặc dù gặp nhiều khó khăn song Hà Tĩnh đã phát huy tiềm năng lợi thế, vươn lên trở thành tỉnh khá của khu vực. Đến nay, toàn tỉnh có 1.400 dự án đầu tư trong nước, 69 dự án đầu tư nước ngoài với tổng mức đầu tư trên 16 tỷ USD; là một trong 10 tỉnh đứng đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tỉnh được Trung ương chọn là tỉnh thí điểm đạt chuẩn NTM. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội được quan tâm và đạt nhiều kết quả; tình hình an ninh chính trị, xã hội được giữ vững.

Đặc biệt, tháng 5/2023, Hà Tĩnh đã tổ chức thành công Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư vào Hà Tĩnh. Theo đó, định hướng phát triển và thu hút đầu tư của tỉnh là công nghiệp luyện kim, chế biến chế tạo, hạ tầng khu công nghiệp, năng lượng; nông nghiệp công nghệ cao; thương mại, dịch vụ và du lịch; dịch vụ cảng biển nước sâu và logistics. Hà Tĩnh đang có quan hệ hợp tác hữu nghị với nhiều địa phương, đối tác, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài, cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam.

Hiện nay, Nhật Bản là đối tác hợp tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam và là một trong những đối tác tài trợ song phương lớn của Hà Tĩnh. Nhật Bản đã đầu tư nguồn vốn ODA hơn 720 tỷ đồng, nguồn vốn viện trợ phi chính phủ (NGO) với tổng giá trị gần 400 tỷ đồng trong các lĩnh vực giáo dục đào tạo, trồng rừng ứng phó với biến đổi khí hậu...

Về đầu tư FDI, Công ty VAPCO (có cổ đông chính là Tập đoàn Mitsubishi, chiếm 60% cổ phần) đang tích cực triển khai Dự án Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng II (có công suất 1.200MW với tổng mức đầu tư 2,2 tỷ USD) tại Khu kinh tế Vũng Áng. Dự án khởi công xây dựng vào tháng 12/2021 và dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng trong quý III/2025.

Có được những thành quả nói trên, ngoài sự nỗ lực của địa phương, sự quan tâm, giúp đỡ của Chính phủ, bộ, ngành Trung ương còn có sự đóng góp quan trọng của các cơ quan đại diện ngoại giao, cộng đồng người Hà Tĩnh ở nước ngoài, các tổ chức quốc tế, trong đó có Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản.

Nhằm tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác, Hà Tĩnh mong muốn Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản quan tâm hỗ trợ tỉnh nội dung như: tuyên truyền, quảng bá đến các doanh nghiệp, tập đoàn, các tổ chức, hiệp hội nhà đầu tư Nhật Bản về tiềm năng, lợi thế, chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh Hà Tĩnh; các lĩnh vực ưu tiên kêu gọi đầu tư, danh mục dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư vào Hà Tĩnh và hỗ trợ để tỉnh nghiên cứu nhu cầu của thị trường Nhật Bản về các sản phẩm có thể xuất khẩu;

Hỗ trợ và tạo điều kiện để Hà Tĩnh mở rộng quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực như: xúc tiến thương mại, hợp tác đầu tư phát triển để thu hút các dự án FDI; năng lượng tái tạo, điện tử...; hỗ trợ tìm kiếm, giới thiệu các địa phương, đối tác có tiềm năng và điều kiện tương đồng để tiến tới ký kết hợp tác toàn diện; hỗ trợ học bổng, các chương trình hợp tác đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, các chương trình hợp tác cung ứng nguồn nhân lực; quan tâm, tạo điều kiện để bà con kiều bào Hà Tĩnh đang học tập, làm việc và sinh sống tại Nhật Bản có cuộc sống ổn định và phát triển.

Bày tỏ sự vui mừng khi được đón tiếp đoàn công tác cấp cao của Hà Tĩnh, đồng chí Phạm Quang Hiệu - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Nhật Bản ấn tượng và chúc mừng những kết quả về phát triển KT-XH và công tác đối ngoại của tỉnh thời gian qua. Đặc biệt, chuyến công tác vào thời điểm hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản càng khắc sâu những ấn tượng sâu sắc, đưa quan hệ ngoại giao của hai nước nói chung và Nhật Bản - Hà Tĩnh ngày càng phát triển.

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Nhật Bản cũng thông tin về tình hình phát triển của Nhật Bản trong thời gian qua cũng như các nhu cầu, lĩnh vực đầu tư mà các doanh nghiệp Nhật Bản đang hướng tới. Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản sẽ tiếp tục tích cực hỗ trợ Hà Tĩnh quảng bá đến các doanh nghiệp, nhà đầu tư Nhật bản; giúp kết nối, giới thiệu để Hà Tĩnh ký kết hợp tác với các địa phương có tiềm năng, góp phần hỗ trợ sự phát triển KT-XH của địa phương ngày càng vững mạnh; củng cố mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp giữa Việt Nam - Nhật Bản.

Lãnh đạo Hà Tĩnh thăm, làm việc với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và đoàn công tác cấp cao tỉnh Hà Tĩnh chụp ảnh lưu niệm.

Đọc thêm

Mỗi thanh niên Hà Tĩnh là một "đại sứ" du lịch

Mỗi thanh niên Hà Tĩnh là một "đại sứ" du lịch

Không chỉ linh hoạt, sáng tạo trong thực hiện các công trình, phần việc, thanh niên Hà Tĩnh còn tích cực tích lũy kiến thức nhằm hướng tới mục tiêu trở thành những hướng dẫn viên, “đại sứ” du lịch.
Vì sao là Vĩ tuyến 17?

Vì sao là Vĩ tuyến 17?

Vĩ tuyến 17 - nơi ghi dấu nỗi đau chia cắt Nam-Bắc gần 21 năm cũng là nơi tỏa sáng niềm tin bất diệt vào hòa bình, thống nhất của lịch sử đấu tranh bất khuất trước thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc Việt Nam. Vì sao vĩ tuyến 17 lại được lựa chọn để gánh vác một phần lịch sử bi hùng của đất nước? Lật lại những trang lịch sử Ngoại giao Việt Nam, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn sự lựa chọn này của lịch sử 70 năm về trước.
Danh dự của người đảng viên và sự thức tỉnh, cảnh tỉnh

Danh dự của người đảng viên và sự thức tỉnh, cảnh tỉnh

Người sống có liêm sỉ, danh dự là người trung hiếu, tiết nghĩa. Đó là nền tảng đạo đức của con người chân chính. Đối với người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, liêm sỉ, danh dự lại càng phải luôn luôn được coi trọng.
Thắng lợi to lớn trên con đường bảo vệ nền độc lập dân tộc

Thắng lợi to lớn trên con đường bảo vệ nền độc lập dân tộc

Cách đây 70 năm, trải qua tám phiên họp toàn thể và 23 phiên họp hẹp cùng hàng loạt cuộc tiếp xúc song phương và đa phương, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Ðông Dương được ký kết, với ba Hiệp định đình chỉ chiến sự riêng rẽ ở Việt Nam, Lào, Campuchia. Ngày 21/7/1954, các bên tham gia đã đồng thuận đưa ra Tuyên bố cuối cùng về Hội nghị Geneva. Ba Hiệp định đình chỉ chiến sự ở ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia và Tuyên bố cuối cùng về Hội nghị là những văn kiện pháp lý quốc tế đa phương đầu tiên của nước ta.
Nhớ lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất'

Nhớ lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất'

Nhớ lại lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi đồng chí đã vào cõi vĩnh hằng, mỗi cán bộ đảng viên hãy biến nhận thức thành hành động cách mạng thiết thực, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo, chức vụ càng cao trách nhiệm càng lớn, ảnh hưởng càng rộng thì việc giữ gìn danh dự, uy tín cho mình, cho Đảng càng có ý nghĩa quan trọng.
Danh sách Ban Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Danh sách Ban Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làm Trưởng ban Lễ tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Để tỏ lòng tiếc thương và tưởng nhớ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghi thức Quốc tang.
Kỷ niệm những lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm những lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần về thăm và làm việc tại Hà Tĩnh. Khi còn là lãnh đạo ở huyện Can Lộc, rồi ngành VH-TT&DL tỉnh, tôi được phép nhiều lần tham gia đón tiếp, gần gũi Tổng Bí thư. Mỗi lần gặp như thế đều để lại trong tôi những kỷ niệm đẹp...
Tiếp tục nghiên cứu, phát huy trường phái đối ngoại, ngoại giao mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”

Tiếp tục nghiên cứu, phát huy trường phái đối ngoại, ngoại giao mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”

Tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (Hội nghị Đối ngoại toàn quốc lần đầu tiên) được tổ chức vào ngày 14/12/2021, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá "chúng ta đã xây dựng nên một trường phái đối ngoại và ngoại giao rất đặc sắc và độc đáo của Thời đại Hồ Chí Minh, mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam", “gốc vững, thân chắc, cảnh uyển chuyển” (“Thân gầy guộc, lá mong manh, mà sao nên lũy, nên thành tre ơi!”), thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sống mãi trong lòng cán bộ, đảng viên, Nhân dân Hà Tĩnh

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sống mãi trong lòng cán bộ, đảng viên, Nhân dân Hà Tĩnh

Trái tim lớn đã ngừng đập nhưng hình ảnh và những đóng góp to lớn cho Đảng, cho dân tộc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mãi mãi sống trong lòng cán bộ, đảng viên và Nhân dân cả nước nói chung, Hà Tĩnh nói riêng, trở thành động lực quan trọng, góp sức xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Kế thừa những bài học từ Hiệp định Geneva

Kế thừa những bài học từ Hiệp định Geneva

Ngày 21/7/1954, Hiệp định Geneva về Đông Dương được ký kết. Đây là thắng lợi to lớn của nhân dân Việt Nam và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, đánh dấu bước mở đầu có tính quyết định cho sự sụp đổ hệ thống thực dân trên quy mô toàn cầu, góp phần cổ vũ cuộc đấu tranh giải phóng các dân tộc thuộc địa trên thế giới; đồng thời khẳng định tính tất thắng của cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta. Lần đầu tiên tất cả các nước lớn đã phải thừa nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.