Chó sói đột biến ở Chernobyl có khả năng kháng ung thư

Những con chó sói sống trong vùng cấm Chernobyl biến đổi hệ miễn dịch theo cách tương tự bệnh nhân ung thư trải qua xạ trị.

Chó sói đột biến ở Chernobyl có khả năng kháng ung thư

Chó sói lang thang ở vùng cấm Chernobyl. Ảnh: Reuters

Nghiên cứu mới cho thấy quần thể chó sói sống ở vùng cấm Chernobyl (CEZ) khác biệt về mặt di truyền do với đồng loại sống bên ngoài khu vực. Đặc biệt, chó sói nhiễm phóng xạ dường như phát triển đột biến bảo vệ giúp tăng tỷ lệ sống sót khi mắc ung thư, IFL Science hôm 8/2 đưa tin.

Cũng như nhiều động vật khác, những đàn chó sói phát triển mạnh ở vùng CEZ của Ukraine từ khi khu vực bị bỏ hoang sau thảm họa hạt nhân năm 1986. Do vắng bóng con người, động vật hoang dã sinh sôi mà không bị cản trở. Tuy nhiên, để thích nghi với môi trường tự do này, chúng cũng phải đối mặt với vấn đề phóng xạ. Nhằm tìm hiểu động vật sống sót như thế nào, Cara Love, nhà sinh vật học tiến hóa và độc tính sinh thái ở Đại học Princeton, nghiên cứu chó sói ở Chernobyl suốt một thập kỷ qua.

Năm 2014, Love và cộng sự đến vùng CEZ và thu thập mẫu máu từ chó sói nhằm tìm hiểu phản ứng của chúng đối với phóng xạ gây ung thư. Một số con cũng được lắp vòng cổ vô tuyến để thu thập thông tin về vị trí của chúng và mức độ tiếp xúc với phóng xạ theo thời gian thực.

Kết quả nghiên cứu cho thấy chó sói ở vùng CEZ tiếp xúc với hơn 11,28 millirem phóng xạ mỗi ngày trong đời, cao gấp hơn 6 lần mức cho phép đối với người lao động. Nghiên cứu cũng nhận thấy chó sói thay đổi hệ miễn dịch tương tự cách bệnh nhân ung thư trải qua xạ trị. Hơn thế, phân tích gene chỉ ra một phần hệ gene của chó sói phát triển khả năng chịu ung thư. Phát hiện tương tự cũng được ghi nhận ở hàng trăm con chó bán hoang dã sống ở vùng CEZ. Năm 2023, các nhà khoa học nhận thấy những con chó lang thang ở Chernobyl khác biệt về mặt di truyền với chó nuôi ở nơi khác trên thế giới.

Phát hiện của Love có thể tác động tới sức khỏe con người. Love hy vọng sử dụng kết quả nghiên cứu để xác định đột biến bảo vệ giúp tăng tỷ lệ sống sót cho người mắc bệnh ung thư. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 và chiến sự Nga - Ukraine ngăn cản Love và cộng sự quay trở lại CEZ. Họ không biết chắc khi nào có thể quay trở lại. Họ công bố phát hiện tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội sinh vật học tích hợp và so sánh ở Seattle, Washington.

Theo VNE

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.