Khi nước lũ bắt đầu rút, người dân và chính quyền các địa phương ở Hương Khê nhanh chóng tổ chức dọn dẹp vệ sinh, chăm sóc cây trồng, hoa màu, khôi phục các hoạt động đời sống, sản xuất.
Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh tiếp tục cảnh báo nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt vùng ven sông, vùng trũng thấp, khu đô thị.
Trước diễn biến phức tạp của mưa lũ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn yêu cầu các địa phương cần tiếp tục theo dõi diễn biến thời tiết, tránh bị động trước các tình huống bất ngờ có thể xảy ra, không cho người dân qua lại tại các tuyến đường bị ngập, ngăn chặn tình trạng người dân đánh bắt cá, vớt củi tại các khu vực ngập sâu...
Theo ông Trần Đức Thịnh - Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Hà Tĩnh, mưa lũ những ngày qua đã gây thiệt hại đáng kể ở nhiều địa bàn, đặc biệt là các huyện miền núi.
Do ảnh hưởng mưa lớn, Công ty CP Thủy điện Hương Sơn (Hà Tĩnh) sẽ tiến hành điều tiết hồ chứa công trình thủy điện Hương Sơn (xã Sơn Kim 1) bằng hình thức mở các cửa van đập tràn và phát điện qua các tổ máy từ 11h ngày 29/9.
Trong tối 28/9, cấp ủy, chính quyền các xã Sơn Kim 2, Sơn Hồng (Hương Sơn - Hà Tĩnh) đã huy động lực lượng, phương tiện tổ chức di dời hơn 12 hộ dân có nguy cơ cao bị ngập lụt và sạt lở đất đến nơi an toàn.
Trước tình hình mưa lớn dồn dập, nhiều hồ chứa ở Hà Tĩnh đã tiến hành xả tràn điều tiết nước. Nhà máy Thủy điện Hố Hô hiện cũng đang xả với lưu lượng 575 m3/giây.
Mưa lớn liên tục trong ngày 28/9 khiến một số khu vực trên địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) xảy ra tình trạng ngập cục bộ, nhiều tuyến giao thông bị chia cắt, cây cối, cột điện gãy đổ.
Do ảnh hưởng của bão số 4, mưa lớn trên diện rộng kéo dài khiến nhiều tuyến giao thông, cầu tràn trên địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) bị ngập; nhiều cây cối bị đổ gãy gây ách tắc giao thông.
Sáng 28/9, bão Noru di chuyển theo hướng Tây, đi sang khu vực Nam Lào, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới kèm theo mưa to, gió giật mạnh, gây ngập nặng tại nhiều địa phương của Lào.
Theo Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, sáng nay (28/9), sau khi đi sâu vào khu vực Thừa Thiên Huế - Quảng Ngãi, bão số 4 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh, hiện nay, mực nước trên các sông ở khu vực Hà Tĩnh đang ở xu thế lên. Từ nay (28/9) đến ngày 30/9, trên các sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố có khả năng xuất hiện một đợt lũ.
Đêm qua và sáng nay, khu vực Hà Tĩnh có mưa to, có nơi mưa rất to và dông. Lượng mưa tính từ 19h ngày 27 đến 7h ngày 28/9 các khu vực phổ biến 41 - 87mm. Hương Khê là nơi có lượng mưa lớn nhất với 101 - 124mm.
Theo Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, sáng nay (28/9), do ảnh hưởng của hoàn lưu xa phía Bắc cơn bão số 4 nên khu vực ven biển huyện Kỳ Anh và thị xã Kỳ Anh đã có gió cấp 6, giật cấp 7.
Sáng sớm 27/9, trước diễn biến khó lường của bão số 4 (bão Noru), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp triển khai công tác ứng phó với siêu bão này.
Lãnh đạo Công an tỉnh và Bộ CHQS tỉnh yêu cầu các đơn vị LLVT chủ động lực lượng, phương tiện, công cụ, vật tư sẵn sàng ứng cứu khi có tình huống xảy ra với phương châm “4 tại chỗ” và “3 sẵn sàng” nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản khi có bão lũ xảy ra.
Theo nhận định của các chuyên gia khí tượng hoàn lưu bão số 4 sẽ gây mưa lớn trên địa bàn Hà Tĩnh, nguy cơ xảy ra ngập lụt rất cao. PV Báo Hà Tĩnh đã có cuộc trao đổi với ông Trần Đức Bá - Giám đốc Đài Khí tượng Thuỷ văn Hà Tĩnh xung quanh vấn đề này.
Do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 4, kết hợp với không khí lạnh và nhiễu động gió Đông trên cao nên khu vực Hà Tĩnh có mưa to, có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến 150 - 250mm/đợt, có nơi trên 300mm/đợt.
Tuyến kè biển xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) tiếp tục xuất hiện thêm các vị trí sụt lún, trở thành một trong những điểm xung yếu nhất trước tin bão số 4 đổ bộ vào miền Trung.
Theo Đài KTTV Hà Tĩnh, sáng sớm nay (26/9), bão Noru đã vượt qua khu vực phía Nam của đảo Lu-Dông (Phi-lip-pin), đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 4 năm 2022.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, sau khi vào Biển Đông, bão Noru có thể vẫn duy trì sức gió rất mạnh. Trong mưa bão có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Do vậy, người dân cần biết cách ứng phó với hiện tượng thời tiết nguy hiểm này. Cùng xem hướng dẫn an toàn trước bão.
Chính phủ Philippines đã ban hành lệnh sơ tán người dân khu vực ven biển và cấm tàu thuyền ra khơi trước khi siêu bão Noru dự kiến đổ bộ vào nước này chiều 25-9.
Trước thông tin bão Noru đang tiến vào đất liền và dự báo tiếp tục gây mưa to tại Hà Tĩnh trong những ngày tới, người dân và chính quyền địa phương đã khẩn trương triển khai các phương án ứng phó với mưa bão.
Hơn 50 chiếc thuyền của ngư dân các xã Kỳ Lợi và Kỳ Nam (TX Kỳ Anh) đã được cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đèo Ngang (BĐBP Hà Tĩnh) hỗ trợ, kịp thời đưa vào nơi tránh trú an toàn.
Công điện nhấn mạnh, nếu địa phương, đơn vị nào không tổ chức kiểm tra và triển khai các biện pháp phòng chống thiên tai để xảy ra sự cố do thiếu trách nhiệm thì chủ tịch UBND cấp huyện và thủ trưởng đơn vị quản lý phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh.
Bão Noru đang tiến vào đất liền và dự báo tiếp tục gây mưa to tại Hà Tĩnh trong những ngày tới. Để chủ động ứng phó an toàn với mưa bão, người nuôi trồng thủy sản đang khẩn trương triển khai các phương án gia cố hồ nuôi, lồng bè.
Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh vừa cho biết, hồi 13 giờ ngày 24/9, vị trí tâm bão ở khoảng 16,1 độ Vĩ Bắc; 127,1 độ Kinh Đông, cách đảo Lu-Dông (Philippin) khoảng 660km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (103-117km/giờ), giật cấp 14.