Chủ nhân bức ảnh làm hỏng điện thoại Android lên tiếng

Gaurav Agrawal, một nhiếp ảnh gia nghiệp dư sống tại San Diego đã không khỏi ngạc nhiên khi thấy bức ảnh mình chụp vào mùa hè năm ngoái rộ lên trong thời gian gần đây.

Agrawal cho biết bức ảnh “Hoàng hôn diệu kỳ” được chụp ở hồ St Mary, tọa lạc tại Công viên quốc gia Glacier, Montana vào tháng 8/2019. Ngay sau đó, anh đã chia sẻ thành quả lên nền tảng ảnh Flickr mà không biết rằng bức ảnh ấy tai hại ra sao.

Chủ nhân bức ảnh làm hỏng điện thoại Android lên tiếng

Chủ nhân bức ảnh “Hoàng hôn diệu kỳ”, Gaurav Agrawal. Ảnh: BBC.

Mãi cho đến gần đây, blogger công nghệ Ice universe đã phát hiện ra các điện Android sau khi cài bức ảnh làm hình nền thì ngay lập tức rơi vào trạng thái “soft-brick” và nhấp nháy màn hình liên tục.

Tuy nhiên khi khởi động lại máy, vấn đề không được giải quyết khiến Ice universe phải khôi phục cài đặt gốc và xóa toàn bộ dữ liệu. Về phần mình, Gaurav Agrawal cho biết anh cảm thấy rất buồn vì bức ảnh mình chụp gây ra nhiều phiền phức.

Trả lời phỏng vấn với BCC, Agrawal cho biết sau khi chụp và chỉnh sửa ảnh bằng Lightroom, anh đã xuất file bằng một định dạng màu khiến các máy Android gặp lỗi. Bản thân Agrawal cũng không biết được định dạng ấy không được hỗ trợ trên Android.

Với hơn 10.000 người theo dõi trên Flickr, Agrawal đã có tác phẩm được chọn đăng trên tạp chí National Geographic. “Tôi hy vọng bức ảnh của mình sẽ lan truyền trên các mặt báo, nhưng có vẻ đây không phải là điều tôi mong muốn. Từ bây giờ, tôi sẽ chuyển sang dùng một định dạng màu khác”, Agrawal chia sẻ.

Chủ nhân bức ảnh làm hỏng điện thoại Android lên tiếng

Không riêng gì “Hoàng hôn diệu kỳ”, tất cả các bức ảnh có không gian màu tương tự đều có thể gây ra sự cố. Ảnh: Gaurav Agrawal.

Để lý giải hiện tượng này, lập trình viên Android Davide Bianco đang điều hành dự án ROM custom POSP giải thích như sau:

Giao diện hệ thống (SystemUI) trên Android 10 chỉ hỗ trợ dải màu sRGB và bức ảnh được chụp lại không tuân theo dải màu ấy. Điều này dẫn đến sự cố ImageProcessHelper khiến cho biến y, tổng các giá trị điểm ảnh RBG không thể xử lý được.

Android chỉ được gán biến y tối đa là 225 và sử dụng nó để truy cập vào khung biểu đồ (có kích thước tối đa là 256) rồi thực hiện các tác vụ. Khác với các bức ảnh thông thường, “Hoàng hôn diệu kỳ” có biến y vượt mức 255 và trở nên ngoại lệ.

Với bất kỳ ngoại lệ trong SystemUI, chúng đều được xem là lỗi và gây nên vòng lặp vô hạn của các sự cố. Tuy nhiên, nhiều dự đoán cho rằng Android 11 sẽ không gặp phải lỗi trên vì Google đã tích hợp khả năng tự chuyển hình ảnh thành sRGB trước khi xử lý.

Theo Zing

Đọc thêm

Hàng hiếm iPhone không có logo Apple

Hàng hiếm iPhone không có logo Apple

Một nguyên mẫu iPhone được cho là phiên bản thử nghiệm tính năng nút cảm ứng, dùng logo biểu tượng Vesica Piscis thay quả táo.
Smartphone giá rẻ rồi cũng có AI

Smartphone giá rẻ rồi cũng có AI

Đến năm 2028, 90% smartphone giá trên 250 USD sẽ trang bị những tính năng AI tạo sinh, vốn chỉ đang có mặt trên các dòng cao cấp.
iPhone SE 4 có gây bất ngờ?

iPhone SE 4 có gây bất ngờ?

Dù chưa có tin đồn xác thực, ảnh chụp mô hình của iPhone SE 4 cho thấy có khả năng mẫu iPhone giá rẻ có thêm phiên bản màn hình lớn với kích thước 6,7 inch.
Giá cước 5G thế nào so với 4G?

Giá cước 5G thế nào so với 4G?

Gói 5G thấp nhất giá 135.000 đồng, cao gần gấp đôi mức 70.000 đồng của gói 4G, nhưng dung lượng nhiều gấp tám lần, kèm nhiều tiện ích.
'Cú lừa' mới của YouTube với quảng cáo

'Cú lừa' mới của YouTube với quảng cáo

YouTube đang thử nghiệm loại bỏ bộ đếm thời gian hình tròn hiển thị trước khi người dùng nhấn nút bỏ qua quảng cáo trên cả phiên bản máy tính và di động.
Nhiều khu vực xuất hiện sóng 5G

Nhiều khu vực xuất hiện sóng 5G

Thiết bị của người dùng tại nhiều khu vực ở Hà Nội, TP HCM và một số tỉnh thành bất ngờ bắt được sóng 5G, dù công nghệ kết nối này chưa triển khai chính thức.
Chờ đợi gì ở M4 MacBook Pro?

Chờ đợi gì ở M4 MacBook Pro?

Người dùng đang chờ đợi nhiều cập nhật và thay đổi ở M4 MacBook Pro, chiếc máy tính sắp được Apple trình làng.