Cô giáo 9X dạy múa chuyên nghiệp cho trẻ em nông thôn Hà Tĩnh

Cô giáo 9X dạy múa chuyên nghiệp cho trẻ em nông thôn Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Với Nguyễn Thị Khánh Ly, học múa không chỉ để thực hiện mong ước của mẹ mà còn là niềm khát khao đưa bộ môn nghệ thuật này đến với trẻ em vùng nông thôn Hà Tĩnh. Sau 4 năm thành lập, Trung tâm Nghệ thuật Út Ly đã trực tiếp dạy múa chuyên nghiệp cho hơn 350 học viên.

Cô giáo 9X dạy múa chuyên nghiệp cho trẻ em nông thôn Hà Tĩnh
Cô giáo 9X dạy múa chuyên nghiệp cho trẻ em nông thôn Hà Tĩnh
Cô giáo 9X dạy múa chuyên nghiệp cho trẻ em nông thôn Hà Tĩnh

Sinh ra và lớn lên trong gia đình không có ai theo đuổi nghệ thuật, thế nhưng từ nhỏ, Nguyễn Thị Khánh Ly (SN 1998, thôn Mai Hà, xã Sơn Trung, Hương Sơn) đã sớm bộc lộ tài năng và niềm đam mê mãnh liệt với bộ môn nghệ thuật múa.

Nhận ra năng khiếu, niềm khát khao được múa của con gái, người mẹ quá cố của Khánh Ly luôn động viên, tạo điều kiện để cô tiếp xúc với múa và đồng hành với con trong các buổi biểu diễn văn nghệ của nhà trường, địa phương ngay từ khi còn nhỏ.

Cô giáo 9X dạy múa chuyên nghiệp cho trẻ em nông thôn Hà Tĩnh

Nói về niềm say mê với nghệ thuật múa, Khánh Ly bồi hồi: “Sinh thời, mong ước lớn nhất của mẹ là cho tôi theo đuổi nghệ thuật múa. Mẹ luôn động viên, khích lệ tôi cố gắng học múa. Tôi thường xem và học theo các tiết mục trên ti vi, bởi thời điểm đó, ở Hương Sơn chưa có lớp đào tạo múa chuyên nghiệp nào. Khi ở trường có các hoạt động văn nghệ, mẹ luôn tạo điều kiện cho tôi tham gia vào đội múa".

Cô giáo 9X dạy múa chuyên nghiệp cho trẻ em nông thôn Hà Tĩnh

"Đến năm tôi học lớp 8 thì mẹ mất, lúc đó, dẫu còn nhỏ nhưng tôi đã cảm nhận được nỗi mất mát lớn lao đó. Tôi tự nhủ, phải cố gắng và nỗ lực hơn nữa để không phụ lòng mong mỏi của mẹ, để ở bên kia thế giới mẹ sẽ luôn tự hào về tôi” - Khánh Ly chia sẻ.

Cứ thế, trải qua những năm tháng học sinh, Khánh Ly đã tham gia nhiều hoạt động văn nghệ tại trường học và địa phương. Từ đó, cô đã tích lũy được không ít kinh nghiệm cũng như rèn giũa kỹ năng múa của bản thân.

Cô giáo 9X dạy múa chuyên nghiệp cho trẻ em nông thôn Hà Tĩnh

Từ mong ước của mẹ đã giúp Khánh Ly đặt những viên gạch đầu tiên trong sự nghiệp múa của mình. Để bản thân có cơ hội học múa chuyên nghiệp, Khánh Ly quyết định chuyên tâm theo đuổi bộ môn nghệ thuật này sau khi tốt nghiệp Trường THPT Hương Sơn. Năm 2016, Khánh Ly thi đậu vào Học viện Múa Việt Nam (Hà Nội).

Cô giáo 9X dạy múa chuyên nghiệp cho trẻ em nông thôn Hà Tĩnh

Tại Học viện Múa Việt Nam, Khánh Ly được học tập dưới môi trường nghệ thuật chuyên nghiệp với chuyên ngành múa dân gian dân tộc. Khánh Ly tâm sự: “Trên sàn tập, tôi đã phải khổ luyện rất nhiều, không chỉ là những giọt mồ hôi rơi mà còn là nước mắt mỗi lần bị chấn thương. Dù vậy, tôi vẫn say nghề, bởi chỉ khi được biểu diễn trên sân khấu, tôi mới được cháy hết mình, mới thỏa được khát khao nghệ thuật múa".

Cô giáo 9X dạy múa chuyên nghiệp cho trẻ em nông thôn Hà Tĩnh

Cũng theo Khánh Ly, nghề múa rất kén người nên bên cạnh năng khiếu, niềm đam mê thì sự nỗ lực, kiên trì là yếu tố quan trọng. Và với cô, nghề múa như một cái duyên, tình yêu với nghề và lời dạy của mẹ chính là động lực để Khánh Ly gắn bó lâu dài với nghề.

Trên con đường chinh phục nghệ thuật múa, Khánh Ly nhớ lại quãng thời gian vất vả “gom” từng động tác để có thể tự biểu diễn. Thế nên, cô luôn đau đáu về việc mở một trung tâm dạy múa cho trẻ em ở vùng nông thôn để các em được thỏa đam mê và có cơ hội tỏa sáng trên những sân khấu lớn.

Cô giáo 9X dạy múa chuyên nghiệp cho trẻ em nông thôn Hà Tĩnh

Cô giáo trẻ tâm sự: “Dù rất yêu nghệ thuật múa nhưng trước khi thi đỗ vào Học viện Múa Việt Nam, tôi chưa từng tham gia một lớp học chuyên nghiệp nào mà tất cả đều phải tự học. Thế nên, khi ra Hà Nội học, tôi đã phải cố gắng nhiều hơn, bởi các bạn ở thành phố rất giỏi vì đa phần đều được học múa từ bé. Từ đó, tôi đã nung nấu ý tưởng mở các lớp dạy múa cho trẻ em ở vùng nông thôn".

Cô giáo 9X dạy múa chuyên nghiệp cho trẻ em nông thôn Hà Tĩnh
Cô giáo 9X dạy múa chuyên nghiệp cho trẻ em nông thôn Hà Tĩnh

Với khát khao mãnh liệt, năm 2017 - khi đang là sinh viên năm thứ 2, Khánh Ly đã quyết định thành lập Trung tâm Nghệ thuật Út Ly. Ban đầu, đây chỉ là một lớp học múa với 20 học viên. Cơ sở được cô đặt tại nhà riêng ở xã Sơn Trung. Thời điểm đó, Khánh Ly đều đặn bắt xe từ Hà Nội về Hương Sơn để dạy vào 2 ngày cuối tuần, sau đó lại ra Thủ đô tiếp tục việc học và đi biểu diễn tại các sự kiện.

Cô giáo 9X dạy múa chuyên nghiệp cho trẻ em nông thôn Hà Tĩnh

Nói về thời gian sinh viên vất vả ngược xuôi, Khánh Ly chia sẻ: “Đôi lúc tôi cũng rất áp lực bởi khó cân bằng thời gian giữa việc học và việc dạy, nhưng tôi luôn nhớ đến lời mẹ dạy là không ngừng phấn đấu, cố gắng, nỗ lực thật nhiều để không phải hối tiếc”.

Sau 4 năm rèn luyện vất vả ở Học viện Múa Việt Nam, Khánh Ly đã cầm trên tay tấm bằng xếp loại giỏi. Ngay sau đó, cô quyết định bỏ hẳn các công việc ở Hà Nội để về quê, dốc sức vào các lớp dạy múa.

Cô giáo 9X dạy múa chuyên nghiệp cho trẻ em nông thôn Hà Tĩnh

Khánh Ly cho biết, Trung tâm Nghệ thuật Út Ly là tuổi trẻ, là tâm huyết của bản thân khi cô đã có thể đưa múa chuyên nghiệp đến gần hơn với các em nhỏ ở vùng nông thôn. Vì vậy, dù có cơ hội lớn ở Hà Nội, cô cũng gác lại để chuyên tâm dạy múa ở quê nhà.

Từ một lớp múa tại gia với 20 học viên, sau 4 năm, qua 22 khóa đào tạo, số học viên tốt nghiệp tại Trung tâm Nghệ thuật Út Ly đã hơn 350 người. Trong đó, không ít học viên đã tham gia liên tiếp nhiều khóa học để theo đuổi đam mê múa dài lâu.

Cô giáo 9X dạy múa chuyên nghiệp cho trẻ em nông thôn Hà Tĩnh

Nhằm mở rộng việc học múa chuyên nghiệp cho trẻ, năm 2021, Khánh Ly đã mở thêm lớp dạy múa tại huyện Đức Thọ. Hiện tại, trung tâm dạy múa của Khánh Ly đã có gần 200 học viên mới đăng ký học vào mùa hè này (dự kiến khai giảng vào đầu tháng 6).

Các học viên tại Trung tâm Nghệ thuật Út Ly không chỉ được học múa chuyên nghiệp mà còn có cơ hội đi biểu diễn tại các sự kiện trong và ngoài tỉnh. Cuối mỗi khóa học, cô giáo Khánh Ly còn tổ chức buổi biểu diễn báo cáo tốt nghiệp cho các “nghệ sỹ” nhí.

Cô giáo 9X dạy múa chuyên nghiệp cho trẻ em nông thôn Hà Tĩnh

Nói về học viên khiến bản thân ấn tượng nhất, Khánh Ly chia sẻ: “Em Lê Anh Công (SN 2015) là học viên nam duy nhất mà tôi nhận dạy từ khi mở trung tâm ở huyện Hương Sơn. Tôi thấy được một khát khao cháy bỏng với nghệ thuật trong em. Mỗi tuần 2 buổi đều đặn, cứ sau giờ học ở trường, em lại cùng bố vượt hơn 30 km cả đi lẫn về từ xã Sơn Lễ (Hương Sơn) để sang trung tâm học. Từ lúc được tiếp xúc với môi trường nghệ thuật chuyên nghiệp, Anh Công đã tiến bộ nhiều và đến nay em đã theo lớp được 3 năm”.

Cô giáo 9X dạy múa chuyên nghiệp cho trẻ em nông thôn Hà Tĩnh

Tại Trung tâm Nghệ thuật Út Ly, tất cả lớp học múa balle, múa hiện đại, nhảy Zumba, uốn dẻo…, đều do Khánh Ly trực tiếp đứng lớp. Ban đầu, độ tuổi mà Trung tâm Nghệ thuật Út Ly nhận dạy là từ 4 - 15 tuổi, sau đó mở rộng đến tuổi của các mẹ, các cô. Mỗi lớp học, trung tâm chỉ dạy tối đa 25 học viên.

Cô giáo 9X dạy múa chuyên nghiệp cho trẻ em nông thôn Hà Tĩnh

Để tạo điều kiện dạy và học múa tốt nhất, Khánh Ly tiếp tục xây dựng Trung tâm Nghệ thuật Út Ly ngày càng chuyên nghiệp hơn với đội ngũ quản lý và trợ giảng có chuyên môn cao. Kinh phí học là 1 triệu/khóa (3 tháng, mỗi tuần dạy 2 buổi), song, đối với các học viên là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, Khánh Ly đều hỗ trợ để tạo điều kiện cho các em được thỏa đam mê.

Cô giáo 9X dạy múa chuyên nghiệp cho trẻ em nông thôn Hà Tĩnh

Nói về những dự định trong tương lai, Khánh Ly cho biết: “Tôi mong có thật nhiều sức khỏe để có thể tiếp tục học tập, rèn luyện thêm kỹ năng múa của bản thân và tổ chức thêm nhiều chương trình, sự kiện nghệ thuật cho học viên tham gia biểu diễn. Tôi cũng đang ấp ủ mở thêm các cơ sở dạy múa ở các huyện khác trong tỉnh nhằm đưa nghệ thuật múa đến với nhiều người hơn, đặc biệt là những em nhỏ vùng nông thôn - để những ai có đam mê và ý định theo đuổi múa chuyên nghiệp có cơ hội được học múa từ sớm”.

Cô giáo 9X dạy múa chuyên nghiệp cho trẻ em nông thôn Hà Tĩnh

Nguyễn Thị Khánh Ly là nữ thanh niên có khát vọng lớn khi sớm thành lập Trung tâm Nghệ thuật Út Ly, đưa nghệ thuật múa đến gần hơn với trẻ em nông thôn. Tại địa phương, Khánh Ly cũng là đoàn viên năng nổ, nhiệt tình trong các hoạt động văn nghệ tập thể. Ý chí và quyết tâm theo đuổi đam mê với nghệ thuật múa của Khánh Ly là niềm cảm hứng cho nhiều người, đặc biệt là các em nhỏ noi theo.

Chị Phạm Thị Oanh - Bí thư Đoàn xã Sơn Trung

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.