Cơ thể người có thể tự phòng, chữa bệnh như thế nào?

Cuốn sách mới cung cấp góc nhìn khoa học của hệ miễn dịch đối với cơ thể người.

Trong việc bảo vệ sức khỏe của mỗi người, hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng. Khả năng chống lại bệnh tật và tự chữa lành của cơ thể là một trong những bí ẩn đối với các nhà khoa học và cũng là một điều kỳ diệu của tự nhiên.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và có những phát hiện về hệ miễn dịch, áp dụng vào việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe.

Giáo sư ngành miễn dịch học tại Đại học Manchester (Anh) Daniel M. Davis đã cung cấp góc nhìn khoa học về hệ miễn dịch trong cuốn sách Hệ miễn dịch: Khám phá cơ chế tự phòng, chữa bệnh của cơ thể người.

Cơ thể người có thể tự phòng, chữa bệnh như thế nào?

Sách Hệ miễn dịch: Khám phá cơ chế tự phòng, chữa bệnh của cơ thể người. Ảnh: Omega+

Để giúp bạn đọc dễ hiểu về hệ miễn dịch, tác giả lấy ví dụ về phản ứng của cơ thể với vết cắt hay nhiễm trùng. Khi đó, bên dưới da đã “diễn ra điều kỳ diệu”, các tế bào di chuyển đến để chống lại mầm bệnh, cũng như sửa chữa tổn thương và đối phó với các mảnh mô bị hư tổn. Những diễn tiến âm thầm này rất cần thiết cho sự sống còn của cơ thể.

“Cái nhìn đơn giản về những gì đang xảy ra ở đây là cơ thể chúng ta tấn công mầm bệnh - đối tượng xâm nhập vết thương, vì hệ miễn dịch được lập trình để chống lại bất cứ thứ gì không thuộc cơ thể chúng ta”, tác giả viết.

Thực phẩm không thuộc một phần của cơ thể, nhưng hệ miễn dịch không phản ứng với thức ăn. Hệ miễn dịch cũng có khả năng nhận biết sự khác biệt giữa vi khuẩn thân thiện sống trong ruột, để giữ lại và vi khuẩn nguy hiểm có thể làm cho cơ thể bị bệnh, cần phải được xử lý.

Điều này cho thấy hệ miễn dịch “không phải là một vòng lặp đơn giản liên quan đến một vài loại tế bào miễn dịch mà là một mạng lưới đa tầng, luôn chuyển dịch của các hệ thống nhỏ đan cài vào nhau, một trong những ranh giới hiểu biết khoa học phức tạp và quan trọng nhất chúng ta biết”.

Sức mạnh của hệ miễn dịch ở mỗi người lúc tăng, lúc giảm, bị ảnh hưởng bởi sự căng thẳng, tuổi già, chất lượng giấc ngủ… Vì vậy, những nghiên cứu, khám phá về hệ miễn dịch có ý nghĩa quan trọng trong chăm sóc sức khỏe con người.

Daniel M. Davis nói về vai trò của nghiên cứu khám phá hệ miễn dịch: “Phương thuốc riêng của cơ thể chúng ta - hệ miễn dịch - mạnh hơn nhiều so với bất kỳ loại thuốc nào chúng ta nghĩ ra. Hầu hết mầm bệnh được xử lý bởi cơ thể mà chúng ta gần như không biết".

"Trong nhiều thập niên, chúng ta đã bắt đầu nắm bắt được cách thức hoạt động của nó… Từng bước một, với những bước hụt vô tình, chúng ta đã khám phá ra nhiều bí mật của hệ miễn dịch. Nhưng giống như hệ mặt trời, hệ thống tài chính - bất kỳ hệ thống lớn nào - hệ miễn dịch vẫn còn nhiều bí ẩn”, tác giả viết.

TS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, cho rằng sách Hệ miễn dịch: Khám phá cơ chế tự phòng chữa bệnh của cơ thể người là một cuốn sách đặc biệt, kể về hành trình khám phá vũ trụ bên trong cơ thể chúng ta.

“Việc nghiên cứu và viết sách về miễn dịch không phải chuyện dễ dàng, song GS Daniel M. Davis đã làm được điều đó. Ông đã cung cấp cho bạn đọc một góc nhìn khoa học nhưng cũng không kém phần thú vị về vai trò của hệ miễn dịch cũng như cách hoạt động của nó”, TS Trương Hồng Sơn nhận xét về cuốn sách.

Bản tiếng Anh của sách nhận nhiều khen ngợi từ báo chí. “Một cuốn sách tuyệt vời của một người kể chuyện và cũng là nhà khoa học tài ba, xem xét quá khứ và tương lai của khả năng chống lại bệnh tật và tự chữa lành của cơ thể”, trích nhận xét trên The Guardian.

Theo Zing

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Podcast tản văn: Nắng xiên khoai

Podcast tản văn: Nắng xiên khoai

Khoai lang không chỉ là món ăn mà là đặc trưng quê hương, gợi nhớ sự tảo tần của mẹ, tình cha, và tuổi thơ lấp lánh không thể quên.
Podcast truyện ngắn: Rừng và em

Podcast truyện ngắn: Rừng và em

Giữa núi rừng bạt ngàn, niềm tin và tình người ấm áp lấp lánh hơn nắng. Đây là câu chuyện thắp sáng ước mơ nơi bản làng, nơi khát vọng vươn lên luôn cháy bỏng.
Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

“Nhật ký của một hạt mưa” của tác giả Anh Đức kể về một thế giới đầy màu sắc qua góc nhìn nhân hóa của hạt mưa với những thông điệp sâu sắc về cuộc sống, tình bạn và sự sẻ chia.
Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Giữa guồng quay của cuộc sống, có những lớp nghệ nhân ở Hà Tĩnh vẫn thầm lặng cống hiến, gìn giữ tinh hoa nghệ thuật truyền thống. Với họ, đó không chỉ là lòng nhiệt huyết, niềm đam mê mà còn là sứ mệnh giữ lửa, trao truyền các giá trị của di sản quê hương.
"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

Chùa Tịnh Lâm (phường Hà Huy Tập, tỉnh Hà Tĩnh) được xây dựng từ thế kỷ thứ XVII, nay đã xuống cấp nghiêm trọng.
Ươm mầm dân ca ví, giặm

Ươm mầm dân ca ví, giặm

Phát huy vai trò là những hạt nhân trong bảo tồn, gìn giữ di sản, nhiều nghệ nhân trên địa bàn Hà Tĩnh đã tình nguyện tham gia, mở các lớp học miễn phí để truyền dạy dân ca cho các em học sinh.
Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Nâng chén trà miệng bít bạc của các nghệ nhân Nam Trị, tôi lâng lâng nghĩ về quá khứ, nghĩ đến tương lai của cái nghề vàng, nghề bạc. Cái nghề mà ông cha đã một thời đeo đuổi!
Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng, không ai giống ai. Bởi vậy, hãy luôn cùng nhau cố gắng trong mọi hoàn cảnh, để mỗi ngày cảm nhận cuộc sống tươi đẹp hơn.
Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Một già, một trẻ, nương tựa vào nhau mà sống. Bên nhau qua từng mùa biển động. Ngoại không còn đủ sức để vươn ra xa bờ, chỉ còn trông cậy vào chiếc thúng chòng chành...