Côn trùng phát sáng trong hổ phách 99 triệu năm

Các phát hiện về những loài côn trùng hóa thạch là khá hiếm đối với giới cổ sinh vật học.

Các loại hóa thạch cho giới khoa học biết nhiều điều về môi trường thời tiền sử. Trong bài nghiên cứu đăng trên tạp chí của Hiệp hội Hoàng gia B, các nhà nghiên cứu Viện Địa chất và Cổ sinh vật Nam Kinh, Trung Quốc cho biết họ đã xác định được màu sắc thực sự của ba loài côn trùng được bảo quản trong hổ phách từ 99 triệu năm trước, giữa Kỷ Phấn trắng.

Ba loài côn trùng được xác định là bọ cánh cứng, ruồi và con ong bắp cày được tìm thấy trong mỏ đá ở miền bắc Myanmar. Xác chúng được bảo quản bằng hổ phách rất tốt, giúp cho việc xác định màu sắc thực tế diễn ra thuận lợi. Bản thân các phát hiện côn trùng hóa thạch đã là điều rất hiếm hoi trong giới cổ sinh vật học.

“Cách những màu sắc này vẫn còn giữ được nguyên bản thực sự đáng chú ý. Đã có nhiều báo cáo về màu sắc trong các mẫu hóa thạch trước đây, nhưng thường những gì có thể nhìn thấy bằng mắt thường không phải màu thực, bởi chúng bị biến đổi sau hàng triệu năm hóa thạch", James Lamsdell, nhà cổ sinh vật học tại Đại học West Virginia, Mỹ cho biết.

Côn trùng phát sáng trong hổ phách 99 triệu năm

Hiện vẫn chưa thể chắc chắn điều gì khiến các mẫu vật này phát sáng ánh kim như vậy. Ảnh: Popsci.

Ông Lamsdell cho biết trong những trường hợp màu sắc hóa thạch không rõ ràng, các nhà khoa học sẽ xác định cấu trúc tế bào từ những mảnh xương ngoài, từ đó ngoại suy ra màu. Nhưng trong trường hợp này, màu cấu trúc óng ánh của những con côn trùng vẫn có thể nhìn thấy. Các màu xanh lam, xanh lục và tím ánh kim đều trông thấy rất rõ ràng.

Màu cấu trúc là các cấu trúc nhỏ trên bề mặt những bước sóng tán xạ bộ xương ngoài của côn trùng, tạo ra màu sắc óng ánh, rực rỡ.

Nhóm nghiên cứu cho biết những hình ảnh đăng tải đã được chỉnh sửa Photoshop để điều chỉnh độ sáng và tương phản, nhưng bản chất màu sắc thực vẫn không bị thay đổi. Lamsdell nhận định màu cấu trúc óng ánh của những loài này rất đáng chú ý, vì chúng dường như từng có đặc điểm ánh kim trong quá trình tiến hóa ở một thời điểm nào đó.

Dù có thể suy đoán những áp lực tiến hóa nào khiến các loài côn trùng này có màu óng ánh, vẫn chưa thể chắc chắn điều gì khiến chúng phát sáng ánh kim như vậy.

Khai thác hổ phách được xem là một ngành nghề mang lại lợi nhuận cao tại Myanmar. Nguyên nhân bởi thời tiền sử ở đây có nhiều rừng rậm cây lá kim tạo ra nhựa hổ phách. Do lo ngại về những vấn đề đạo đức khai thác, tháng 4/2020, đại diện Hiệp hội Cổ sinh vật có xương sống đã ký tên vào bức thư kêu gọi các tạp chí khoa học ngừng nhận, sản xuất các bài báo đưa tin về hổ phách tại Myanmar.

Theo Zing

Đọc thêm

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.