[Đảng bộ Hà Tĩnh qua các kỳ đại hội] Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ Tĩnh lần thứ IX (1976-1977)

(Baohatinh.vn) - Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ Tĩnh lần thứ IX (1976-1977) được tổ chức tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ Tĩnh (nay là tỉnh Nghệ An); đồng chí Nguyễn Sỹ Quế được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy.

64ea7dcf6ee91a1443bd973957f8862djpg-3559.png
Bác Hồ tiếp Đoàn đại biểu nông nghiệp tỉnh Nghệ An tại Hà Nội (người ngồi bên trái là đồng chí Nguyễn Sĩ Quế). Ảnh tư liệu

ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH NGHỆ TĨNH LẦN THỨ IX (1976 - 1977)

Ngày 26/1/1976, Ban Bí thư Trung ương ra quyết định chỉ định Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ tỉnh Nghệ Tĩnh, chỉ định đồng chí Nguyễn Sỹ Quế giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí Nguyễn Tiến Chương giữ chức Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, đồng chí Trương Văn Kiện giữ chức Phó Bí thư - Chủ tịch UBND tỉnh để lãnh đạo mọi mặt công tác hợp nhất tỉnh, tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ Tĩnh.

  • Thời gian đại hội vòng 1: 12-21/11/1976.
  • Địa điểm: thành phố Vinh, tỉnh Nghệ Tĩnh (nay là tỉnh Nghệ An).
  • Số lượng đại biểu tham dự đại hội: 674 đại biểu chính thức, 70 đại biểu dự thính.
  • Thời gian đại hội vòng 2: 9 - 12/5/1977.
  • Địa điểm: thành phố Vinh, tỉnh Nghệ Tĩnh (nay là tỉnh Nghệ An).
  • Số lượng đại biểu tham dự đại hội: 648 đồng chí chính thức, 70 đại biểu dự thính.
  • Bí thư Tỉnh ủy được bầu: Đồng chí Nguyễn Sỹ Quế.
  • Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh được bầu tại Đại hội: 39 ủy viên chính thức, 6 ủy viên dự khuyết.
  • Ban Thường vụ Tỉnh ủy gồm: 13 đồng chí.

Đại hội đã quyết nghị phương hướng chung của Đảng bộ: Quán triệt và nắm vững đường lối của Đảng, phát huy thế mạnh và sức lao động dồi dào, tài nguyên phong phú, tiến hành tích lũy bằng lao động thực hiện phương châm Nhà nước và Nhân dân cùng làm, ra sức xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, công nghiệp; kết hợp nông nghiệp với công nghiệp, kết hợp kinh tế địa phương với kinh tế Trung ương, kết hợp kinh tế với quốc phòng. Nhanh chóng xây dựng tỉnh Nghệ Tĩnh có nền kinh tế công - nông nghiệp phát triển phong phú, có quốc phòng vững mạnh, Nhân dân có đời sống vật chất, văn hóa cao, góp phần xứng đáng vào sự giàu mạnh của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ Tĩnh lần thứ IX có ý nghĩa to lớn, thể hiện sự đoàn kết thống nhất của toàn Đảng bộ và Nhân dân Nghệ Tĩnh sau ngày hợp nhất. Những Nghị quyết được thông qua tại đại hội là cương lĩnh hành động của Đảng bộ và Nhân dân Nghệ Tĩnh trong 5 năm tới.

Chủ đề ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP

Đọc thêm

Quá trình phát triển của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh

Quá trình phát triển của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh

Cuối tháng 3/1930, tại bến đò Thượng Trụ (xã Thiên Lộc, Can Lộc) diễn ra hội nghị thành lập Đảng bộ lâm thời tỉnh Hà Tĩnh. Đảng bộ Hà Tĩnh ra đời đánh dấu bước ngoặt có ý nghĩa quyết định, mở ra bước phát triển mới với những thắng lợi to lớn của phong trào cách mạng tỉnh nhà.
Thiêng liêng lời tuyên thệ nơi đảo xa

Thiêng liêng lời tuyên thệ nơi đảo xa

Đối với mỗi cán bộ, chiến sỹ, không có gì ý nghĩa hơn khi được làm lễ kết nạp vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam ở Trường Sa - nơi tiền tiêu thiêng liêng của Tổ quốc.
Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh

Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh

Đảng Cộng sản Việt Nam không ngừng tăng cường xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Đảng ta không ngừng đưa ra những quyết sách phù hợp, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
Những mốc son chói lọi và bài học kinh nghiệm trên chặng đường 95 năm của Đảng

Những mốc son chói lọi và bài học kinh nghiệm trên chặng đường 95 năm của Đảng

Sau khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo Nhân dân tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, giành chính quyền, giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước. Những mốc son chói lọi có ý nghĩa lịch sử đã khẳng định sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Sự ra đời và ý nghĩa lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam

Sự ra đời và ý nghĩa lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam

Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, kết thúc tình trạng phân tán trong phong trào cách mạng, mở ra một bước ngoặt lớn cho sự nghiệp giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đảng trở thành lực lượng lãnh đạo duy nhất, thống nhất toàn dân tộc trong cuộc đấu tranh vì tự do, hạnh phúc.