Đặt tên tiểu hành tinh theo niên hiệu triều đại mới ở "đất nước mặt trời mọc"

(Baohatinh.vn) - Nhà thiên văn học Tsutomu Seki sống ở thành phố Kochi, Nhật Bản đã quyết định đặt tên cho một tiểu hành tinh mà ông tìm thấy cách đây 3 thập kỷ là “Reiwa” – trùng với niên hiệu triều đại mới của đất nước này.

Đặt tên tiểu hành tinh theo niên hiệu triều đại mới ở “đất nước mặt trời mọc”

Nhà thiên văn học Tsutomu Seki. (Ảnh: comet-seki.net)

Ông Seki hôm 5/5 đã gửi đề nghị gọi tên tiểu hành tinh mà nhà thiên văn học 88 tuổi này tìm thấy ở phía Tây cụm sao Pleiades năm 1989 là Reiwanohoshi, có nghĩa là “Ngôi sao của Reiwa” (Star of Reiwa), lên Hội Thiên văn Quốc tế (International Astronomical Union).

Yêu cầu của ông Seki dự kiến sẽ được phê duyệt trong một hoặc hai tháng tới.

Triều đại Reiwa (Lệnh hòa) bắt đầu từ ngày 1/5/2019 khi Hoàng Thái tử Naruhito trở thành hoàng đế thứ 126 của Nhật Bản.

Chia sẻ về quyết định của mình, ông Seki nói: “Ban đầu tôi không có ý định đặt tên cho tiểu hành tinh này, nhưng những người bạn cùng làm trong lĩnh vực thiên văn của tôi đã khuyến khích tôi nên làm như vậy”.

Tiểu hành tinh được tìm thấy bởi nhà thiên văn học Tsutomu Seki, người có biệt danh “thợ săn sao chổi”, không thể nhìn thấy bằng mắt thường, có đường kính ước tính khoảng 10 km. Tính đến hiện tại, ông Seki đã tìm thấy 223 tiểu hành tinh và 6 sao chổi, trong đó có ngôi sao chổi sáng nhất thế kỷ 20 Ikeya-Seki được ông phát hiện vào năm 1965.

Hồi năm 1990, ông Seki cũng đã lấy niên hiệu triều đại của Nhật hoàng Akihito là Heisei (Bình Thành) để đặt cho một trong những tiểu hành tinh do mình phát hiện. Triều đại Heisei kéo dài 3 thập kỷ kết thúc vào ngày 30/4 vừa qua, khi Nhật hoàng Akihito chính thức thoái vị.

“Tôi hy vọng thế giới sẽ trở nên hòa bình trong triều đại Reiwa, sau khi triều đại Heisei đã phải chứng kiến một loạt các thảm họa thiên nhiên”, ông Seki nói.

Ông Seki cũng đang lên kế hoạch tổ chức một sự kiện quan sát thiên văn vào mùa thu năm sau, khi tiểu hành tinh Reiwanohoshi dự kiến sẽ tiếp cận Trái Đất.

(Theo Japan Times)

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.