Đấu giá thanh kiếm của Hoàng đế Napoleon, kỳ vọng đạt hơn 1 triệu USD

Thanh kiếm từng thuộc về Hoàng đế Pháp Napoleon Bonaparte, được ông đặt làm riêng để sử dụng cho cá nhân, sẽ được đem ra đấu giá tại Paris.

Ảnh chụp ngày 25-4 cho thấy thanh kiếm cuối cùng thuộc về Hoàng đế Pháp Napoleon trước khi được đấu giá vào ngày 22-5 tại khách sạn Drouot - Ảnh: AFP
Ảnh chụp ngày 25-4 cho thấy thanh kiếm cuối cùng thuộc về Hoàng đế Pháp Napoleon trước khi được đấu giá vào ngày 22-5 tại khách sạn Drouot - Ảnh: AFP

Theo Hãng tin AFP, Hoàng đế Napoleon đã đặt làm thanh kiếm này vào năm 1802 và giữ nó bên mình trong thời kỳ trị vì.

Ngày 25-4, công ty đấu giá Giquello cho biết họ kỳ vọng thanh kiếm sẽ đạt mức giá từ 700.000 - 1 triệu euro (tương đương 800.000 - 1,1 triệu USD) khi được đưa ra bán đấu giá tại thủ đô Paris vào ngày 22-5.

Hoàng đế Napoleon đã trao lại thanh kiếm này cho đồng minh thân cận của mình là Emmanuel de Grouchy - người mà vị hoàng đế Pháp đã phong làm "thống chế" cuối cùng của đế chế.

Thanh kiếm đã được giữ trong gia đình Grouchy từ năm 1815 - năm chứng kiến thất bại cuối cùng của Hoàng đế Napoleon tại trận Waterloo.

Một bản sao thứ hai - giống hệt với thanh kiếm này, cũng được Hoàng đế Napoleon đặt làm, đang được lưu giữ tại Bảo tàng Hermitage ở Saint Petersburg, Nga.

Thanh kiếm thuộc về Hoàng đế Napoleon sắp được đấu giá - Ảnh: AFP
Thanh kiếm thuộc về Hoàng đế Napoleon sắp được đấu giá - Ảnh: AFP

Tháng 7 năm ngoái, hai khẩu súng mà Hoàng đế Napoleon dự định dùng để tự sát đã được bán tại Pháp với giá 1,7 triệu euro, trong khi chiếc mũ bicorne mang tính biểu tượng của ông lập kỷ lục khi được mua với giá 1,9 triệu euro vào tháng 11-2023.

Một bức thư viết tay của Hoàng đế Napoleon, trong đó ông phủ nhận vai trò của mình trong vụ bắt cóc Giáo hoàng Pius VII năm 1809, cũng sẽ được đem ra đấu giá cuối tuần này tại Pháp, với mức giá dự kiến từ 12.000 - 15.000 euro.

tuoitre.vn

Đọc thêm

Vì sao phải đọc sách cùng con?

Vì sao phải đọc sách cùng con?

Ở thời hiện đại, rất nhiều người trẻ đắm chìm trong thế giới mạng, không hiểu được giá trị của sách truyền thống. Vậy, muốn con yêu sách thì người lớn cần phải truyền cảm hứng và làm tấm gương trước.
Văn hóa đọc trong thời đại số

Văn hóa đọc trong thời đại số

Có những người vẫn duy trì thói quen đọc truyền thống, nhưng cũng có nhiều người tiếp cận tri thức qua những phương tiện mới. Thay vì đọc sách giấy, họ tìm đến sách điện tử, audiobook...
Podcast truyện ngắn: Mùa trái dầu bay

Podcast truyện ngắn: Mùa trái dầu bay

Gió vẫn thổi. Trái dầu vẫn rơi từ thinh không, xoay tròn hai cánh chạm đất. Trái dầu có hai cánh nhưng gắn liền cùng một bầu. Hồi đó, trận đánh cuối trước giờ giải phóng cũng là mùa dầu bay ngợp trời đất này.
Tự do hay thiếu văn hóa?

Tự do hay thiếu văn hóa?

Những hành động xúc phạm Vua Hùng hay đùa cợt với hình ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh trên mạng xã hội là những hành vi phản cảm, thiếu văn hóa, vô ơn, cần bị lên án và tẩy chay.
Podcast tản văn: Tím mùa hoa cũ

Podcast tản văn: Tím mùa hoa cũ

Và tôi, mỗi năm, lại lớn thêm một chút, lại nhớ thêm một phần - như thể cả ký ức của tôi đều nở mùa hoa xoan cũ…
Podcast truyện ngắn: Những hạt mầm ký ức

Podcast truyện ngắn: Những hạt mầm ký ức

Xa xa, trên con đường mòn sắp được mở rộng, những người nông dân đang trở về nhà từ cánh đồng vừa cày ải. Họ nhìn ra phía đồi chè. Dù chưa ai biết mai này sẽ ra sao, nhưng lúc này, chỉ lúc này thôi, tất cả vẫn còn nguyên vẹn.
Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Đọc thơ ông đã nhiều nhưng có dịp về thăm ngôi nhà của ông ở thôn Trần Phú, xã Thạch Trị (TP Hà Tĩnh), tôi mới thật sự hiểu vì sao giới văn nghệ Hà Tĩnh gọi Phạm Quỳnh Như là “thi sĩ của đồng quê”.