Đề xuất cấm bán cổ vật ra nước ngoài

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề xuất di vật, cổ vật thuộc sở hữu tư nhân chỉ được chuyển nhượng, cho tặng, kế thừa trong nước, không được phép bán ra nước ngoài.

Bộ Tư pháp đang thẩm tra hồ sơ dự án Luật Di sản văn hóa sửa đổi. Điều 41 dự thảo quy định di vật (hiện vật có giá trị được lưu truyền lại), cổ vật (di vật có từ 100 tuổi trở lên) thuộc sở hữu chung, sở hữu riêng chỉ được chuyển nhượng, trao đổi, tặng cho, để thừa kế và kinh doanh ở trong nước. Nhà nước thống nhất quản lý hoạt động chuyển nhượng di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân, chuyển nhượng các hiện vật này.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đề xuất việc chuyển nhượng di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thực hiện theo quy định của Bộ Luật Dân sự và các pháp luật khác liên quan. Nhà nước được ưu tiên sở hữu thông qua chuyển nhượng đối với di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và khuyến khích cá nhân, tổ chức, bảo tàng ngoài công lập đưa di vật, cổ vật có giá trị của Việt Nam từ nước ngoài về nước.

Luật Di sản văn hóa hiện hành cho phép mua bán, trao đổi, tặng cho và thừa kế di vật, cổ vật không thuộc sở hữu nhà nước ở cả trong và ngoài nước. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng quy định này cần nghiên cứu bãi bỏ để siết chặt việc mua bán di vật, cổ vật ra nước ngoài, tránh tình trạng “chảy máu” cổ vật và chống buôn bán trái phép di sản văn hóa theo Công ước 1970 của UNESCO.

Đề xuất cấm bán cổ vật ra nước ngoài

Một mũ quan triều Nguyễn đạt mức giá 600.000 euro trong phiên đấu giá cổ vật tại Tây Ban Nha.

Thời gian qua, cổ vật của Việt Nam liên tục bị chào bán ở nước ngoài. Tháng 10/2021, một mũ quan triều Nguyễn đạt mức giá 600.000 euro (15,7 tỷ đồng) trong phiên đấu giá cổ vật tại Tây Ban Nha. Tháng 6/2022, bát ngọc được giới thiệu của vua Tự Đức đạt mức 845.000 euro (20,7 tỷ đồng) trong phiên đấu giá của Drouot. Cuối tháng 11/2022, hãng Millon của Pháp chào bán ấn Hoàng đế chi bảo của vua Minh Mạng với giá 2-3 triệu euro (48 đến 72 tỷ đồng). Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đàm phán thành công để chuyển giao ấn về Việt Nam.

Theo báo cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cả nước đã có 265 hiện vật, nhóm hiện vật được Thủ tướng công nhận là bảo vật quốc gia. Trong đó, 153 hiện vật, nhóm hiện vật đang được lưu giữ, bảo quản, trưng bày tại các bảo tàng.

Luật Di sản văn hóa được Quốc hội khóa 10 thông qua tại kỳ họp thứ 9, tháng 6/2001; được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2009. Sau hơn 20 năm áp dụng, các quy định trong luật đã bộc lộ hạn chế. Một số nội dung chưa cụ thể, khó thực hiện như trình tự, thủ tục hủy bỏ xếp hạng, ghi danh di sản, bảo vật quốc gia; quy trình tiếp nhận giao nộp, quản lý hiện vật, di vật, cổ vật; tiêu chuẩn, định mức bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích; chế độ đặc biệt đối với việc bảo vệ và bảo quản bảo vật quốc gia...

Theo chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ chủ trì soạn thảo dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) và báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024) và trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024).

Theo Sơn Hà/VNE

Đọc thêm

Podcast: Truyện ngắn - Tiếng còi tàu đêm

Podcast: Truyện ngắn - Tiếng còi tàu đêm

Trong những năm tháng chiến tranh, với nhiều mất mát hi sinh những người vợ, người mẹ vẫn chịu đựng trong âm thầm lặng lẽ. Họ là nguồn động viên tinh thần to lớn cho những người lính nơi tiền tuyến.
Podcast tản văn: Nắng xiên khoai

Podcast tản văn: Nắng xiên khoai

Khoai lang không chỉ là món ăn mà là đặc trưng quê hương, gợi nhớ sự tảo tần của mẹ, tình cha, và tuổi thơ lấp lánh không thể quên.
Podcast truyện ngắn: Rừng và em

Podcast truyện ngắn: Rừng và em

Giữa núi rừng bạt ngàn, niềm tin và tình người ấm áp lấp lánh hơn nắng. Đây là câu chuyện thắp sáng ước mơ nơi bản làng, nơi khát vọng vươn lên luôn cháy bỏng.
Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

“Nhật ký của một hạt mưa” của tác giả Anh Đức kể về một thế giới đầy màu sắc qua góc nhìn nhân hóa của hạt mưa với những thông điệp sâu sắc về cuộc sống, tình bạn và sự sẻ chia.
Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Giữa guồng quay của cuộc sống, có những lớp nghệ nhân ở Hà Tĩnh vẫn thầm lặng cống hiến, gìn giữ tinh hoa nghệ thuật truyền thống. Với họ, đó không chỉ là lòng nhiệt huyết, niềm đam mê mà còn là sứ mệnh giữ lửa, trao truyền các giá trị của di sản quê hương.
"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

Chùa Tịnh Lâm (phường Hà Huy Tập, tỉnh Hà Tĩnh) được xây dựng từ thế kỷ thứ XVII, nay đã xuống cấp nghiêm trọng.
Ươm mầm dân ca ví, giặm

Ươm mầm dân ca ví, giặm

Phát huy vai trò là những hạt nhân trong bảo tồn, gìn giữ di sản, nhiều nghệ nhân trên địa bàn Hà Tĩnh đã tình nguyện tham gia, mở các lớp học miễn phí để truyền dạy dân ca cho các em học sinh.
Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Nâng chén trà miệng bít bạc của các nghệ nhân Nam Trị, tôi lâng lâng nghĩ về quá khứ, nghĩ đến tương lai của cái nghề vàng, nghề bạc. Cái nghề mà ông cha đã một thời đeo đuổi!
Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng, không ai giống ai. Bởi vậy, hãy luôn cùng nhau cố gắng trong mọi hoàn cảnh, để mỗi ngày cảm nhận cuộc sống tươi đẹp hơn.