Điểm danh 10 máy bay quân sự đắt giá nhất thế giới

Theo trang Air Force Technology, dưới đây là 10 máy bay quân sự đắt đỏ nhất thế giới từng được sản xuất.

Điểm danh 10 máy bay quân sự đắt giá nhất thế giới

Northrop Grumman B-2 Spirit là một máy bay ném bom tàng hình chiến lược của Không quân Mỹ đi vào vận hành năm 1989. Chiến đấu cơ này có khả năng thâm nhập vào lưới phòng thủ phức tạp và có thể thực hiện các cuộc tấn công ở độ cao lên tới 15.240m. Chi phí ban đầu của B-2 là 737 triệu USD song năm 1997, sau khi điều chính và trang bị thêm bộ phận mới, tổng chi phí của nó lên tới 2,1 tỷ USD khiến chiến đấu cơ này trở thành máy bay đắt đỏ nhất từng được sản xuất. Đó là chưa kể B-2 tốn tới 135.000 USD cho mỗi giờ hoạt động.

Điểm danh 10 máy bay quân sự đắt giá nhất thế giới

Hai chiếc Boeing VC-25 phục vụ Tổng thống Mỹ là phiên bản quân sự được điều chỉnh của Boeing 747-200 với giá khoảng 660 triệu USD. Boeing VC-25 bắt đầu vận hành vào năm 1990 và trong 1 giờ bay, hai chiếc máy bay này "ngốn" tới 206.000 USD. Boeing VC-25 có khả năng đối phó với các tên lửa tầm nhiệt và được trang bị công nghệ làm nhiễu radar sử dụng biện pháp chế áp điện tử (ECM). Tuy nhiên, theo CNBC, Boeing sẽ sản xuất 2 máy bay dành cho Tổng thống (747-8) với chi phí lên tới 3,9 tỷ USD dự kiến hoạt động vào năm 2024.

Điểm danh 10 máy bay quân sự đắt giá nhất thế giới

"Chim ăn thịt" F-22 Raptor được xem là một trong những tiêm kích tiên tiến nhất hiện nay. Chiến cơ này được Lockheed Martin và Boeing sản xuất với giá 350 triệu USD/chiếc. Chi phí cho chương trình phát triển F-22 khoảng 66 tỷ USD. Khả năng tàng hình của F-22 khiến kẻ thù khó phát hiện ra nó. Ngoài việc chiếm ưu thế tuyệt đối trên không, F-22 còn có khả năng tấn công mặt đất, tác chiến điện tử, tích hợp trí tuệ nhân tạo và năng lực không chiến ngoài tầm nhìn.

Điểm danh 10 máy bay quân sự đắt giá nhất thế giới

C-17 Globemaster III là một máy bay vận tải quân sự được sử dụng để chở người, các thiết bị và phương tiện chiến đấu. Máy bay này ban đầu được sản xuất cho Không quân Mỹ nhưng hiện được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng như Anh, Australia, Canada, Qatar, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Ấn Độ và Kuwait. C-17 Globemaster III có chi phí rơi vào tầm 328 - 368 triệu USD và nối tiếng duy trì được độ ổn định cao. Tải trọng tối đa của Globemaster là 85 tấn và trọng lượng cất cánh tối đa (MTOW) của nó là 293 tấn. Máy bay này có thể bay khoảng 4.482 km mà không cần tiếp nhiên liệu.

Điểm danh 10 máy bay quân sự đắt giá nhất thế giới

P-8A Poseidon là một phiên bản quân sự của Boeing 737-800ERX do Boeing sản xuất cho Hải quân Mỹ. Tổng chi phí của máy bay này là 290 triệu USD. Ấn Độ, Australia, Anh và Na Uy hiện đang sử dụng P-8A trong khi Hàn Quốc cũng vừa mua 6 máy bay này hồi tháng 9/2018. "Thần biển" P-8A có khả năng phát hiện và tấn công các tàu ngầm của kẻ thù, đồng thời được trang bị các tên lửa có hệ thống radar dẫn đường phục vụ chiến đấu.

Điểm danh 10 máy bay quân sự đắt giá nhất thế giới

VH-71 Kestrel với giá 241 triệu USD là một biến thể của AgustaWestland AW101 do Lockheed Martin sản xuất. Trực thăng này thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 7/2007, nhưng do vượt quá chi phí vận hành và các vấn đề kỹ thuật mà chính phủ Mỹ yêu cầu VH-71 Kestrel phải điều chỉnh thêm. Tuy nhiên, tháng 6/2009, dự án này đã bị hủy bỏ sau khi tổng chi phí cho 28 chiếc trực thăng này tăng lên tới 13 tỷ USD. Tháng 6/2011, những chiếc trực thăng này đã được bán cho Canada với giá 164 triệu USD.

Điểm danh 10 máy bay quân sự đắt giá nhất thế giới

Northrop Grumman E-2D Advanced Hawkeye được Hải quân Mỹ sử dụng vào cuối những năm 1950. Máy bay quân sự 232 triệu USD này thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 10/1960 và hiện cũng đang được Mexico, Nhật Bản, Pháp, Ai Cập... sử dụng.

Điểm danh 10 máy bay quân sự đắt giá nhất thế giới

F-35 Lightning II được sử dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Australia, Israel, Nhật Bản, Hà Lan, Na Uy, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Anh. Có 3 biến thể của chiến đấu cơ F-35 Lighting, trong đó có F-35A (89 triệu USD), F-35B (115,5 triệu USD) và F-35C (107,7 triệu USD). Mỗi chiếc máy bay này tốn 35.000 USD cho mỗi giờ vận hành trong khi toàn bộ chi phí của chương trình này trong vòng 50 năm dự tính là 1.500 tỷ USD.

Điểm danh 10 máy bay quân sự đắt giá nhất thế giới

Bell Boeing V-22 Osprey là một chiến đấu cơ đa nhiệm hiện được Mỹ và Nhật Bản sở hữu song có thể được bán cho một số quốc gia khác trong tương lai như Israel. V-22 có giá khoảng 118 triệu USD/chiếc và toàn bộ chương trình của chiến cơ này khoảng 35,6 tỷ USD. Mỗi giờ bay, V-22 tiêu tốn 11.000 USD. V-22 có khả năng hạ cánh và cất cánh thẳng đứng như một chiếc trực thăng nhưng lại có tầm bay, tốc độ và MTOW của một máy bay thông thường.

Điểm danh 10 máy bay quân sự đắt giá nhất thế giới

Chengdu J-20 Black Eagle là máy bay tàng hình đầu tiên của Trung Quốc. J-22 có giá 110 triệu USD, được trang bị các tên lửa tầm xa, tên lửa không đối không cũng như bom dẫn đường bắng laser và tên lửa không đối đất, tên lửa chống radar. J-22 có khả năng bay ở độ cao khoảng 18.000m với tốc độ siêu thanh xấp xỉ 2.100 km/h./.

Theo VOV

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.