(Baohatinh.vn) - Ngay sau giờ phút đón giao thừa, thời khắc chuyển giao của năm cũ và năm mới, nhiều người dân Hà Tĩnh đã hành hương về các đền chùa trên địa bàn thành phố để cầu an, cầu tài, cầu lộc.
Đã trở thành thông lệ, ngay sau khoảnh khắc giao thừa, nhiều người dân Hà Tĩnh thường có phong tục đi lễ chùa, hái lộc cầu may. Đền Võ Miếu (phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh) được nhiều người lựa chọn là điểm khởi đầu cho một năm mới với nhiều mong ước, khát vọng tốt đẹp.
Thời tiết vô cùng thuận lợi để người dân lễ chùa, hái lộc
Ai cũng ước nguyện năm mới bình an, dồi dào sức khỏe, tài lộc, hạnh phúc...
Chùa Cảm Sơn (phường Đại Nài, TP Hà Tĩnh) cũng là một trong những địa điểm chào đón nhiều du khách đến thắp hương, cầu may đầu xuân năm mới.
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhà chùa đã không tổ chức lễ hội mà chỉ mở cửa cho du khách đến du xuân, lễ Phật
Đa số người dân đều chủ động thực hiện khuyến cáo 5K của Bộ Y tế, trong đó luôn đeo khẩu trang khi tới nơi đông người
Người dân thường đi thành từng nhóm gia đình, bạn bè hoặc giữ khoảng cách để hạn chế tiếp xúc gần
Tại các chùa, đền đều bố trí nước sát khuẩn tay cho người dân thuận tiện việc phòng chống dịch
Nhiều bạn trẻ đến chùa hái lộc cầu may hoặc đọc thẻ xăm vừa mới bốc được
Lễ xong, nhiều người còn chọn mua muối làm lộc để cầu may mắn cho năm mới thuận lợi, hanh thông, an khang thịnh vượng.
Lễ chùa đầu năm đã in sâu trong tiềm thức, tạo nên một nét đẹp văn hóa truyền thống, trở thành một bức tranh đa sắc trong nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Tuy nhiên, người dân cần nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 để đón một mùa xuân trọn vẹn.
Những con đường, tuyến phố gắn liền với tên tuổi của các anh hùng, liệt sỹ trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, hôm nay được xây dựng khang trang, sạch đẹp, là minh chứng cho sự phát triển của TP Hà Tĩnh trẻ trung, năng động.
Trong ngày đầu kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, hàng ngàn du khách thập phương đã về tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh).
Hướng đến kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Đại danh y Lê Hữu Trác, Khu du lịch sinh thái Hải Thượng (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã đầu tư nhiều sản phẩm hấp dẫn, thu hút du khách, góp phần quảng bá những di sản của Đại danh y để lại.
Trải nghiệm đón bình minh trên biển Thiên Cầm (Hà Tĩnh) với các hoạt động như: tắm biển, tập thể dục thể thao, đi chợ hải sản... là lựa chọn của nhiều du khách gần xa.
Đoàn kết, chung sức đồng lòng cùng các cấp, người dân thôn giáo toàn tòng (thôn 7, xã Quang Thọ, Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã cùng nhau xây dựng một miền quê thanh bình, đáng sống.
Để lễ kỷ niệm 300 năm ngày sinh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác diễn ra thành công, các cấp ngành và địa phương Hà Tĩnh đang tích cực triển khai công tác chuẩn bị.
Từ một vùng đất cằn cỗi, đồi núi hoang sơ, thôn Xuân Sơn, xã Cổ Đạm (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) hôm nay đã vươn mình trở thành khu dân cư kiểu mẫu đáng sống...
Đón nhận “luồng gió mới” từ những chủ trương chính sách của các cấp, ngành trong phát triển du lịch, gần đây, nhiều cá nhân ở Hà Tĩnh đã mạnh dạn xây dựng nhiều mô hình, sản phẩm hấp dẫn, góp phần thu hút du khách.
“Tôi có thể hiểu được tiếng các loài chim và đã hỗ trợ xây dựng được hơn 20 mô hình bảo tồn chim trời với hàng chục loài, tạo nên những mô hình du lịch sinh thái nổi tiếng thu hút du khách. Tôi mong muốn giúp Hà Tĩnh xây dựng mô hình này”, ông Lê Danh Cương chia sẻ.
Quần thể Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác tại huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa - lịch sử về Đại danh y và là điểm đến văn hóa tâm linh của người dân muôn phương.
Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh đã thực hiện số hóa dữ liệu hình ảnh và đưa vào hoạt động tại Khu du lịch Chùa Hương, Khu di tích Đại thi hào Nguyễn Du, Khu du lịch văn hóa sinh thái Hải Thượng.
Đón bình minh trên biển Thạch Hải (Thạch Hà, Hà Tĩnh) để hòa mình vào dòng nước mát, chiêm ngưỡng cảnh đẹp đất trời và cảm nhận những điều tuyệt vời của biển Hà Tĩnh.
Ban Quản lý Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã xây dựng kế hoạch chi tiết, triển khai kịp thời các phần việc, đảm bảo cơ sở vật chất, nhân lực để người dân mọi miền về tri ân các anh hùng liệt sĩ.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, Hà Tĩnh đón trên 3,5 triệu lượt khách tham quan, tuy nhiên khách lưu trú chỉ đạt hơn 447 nghìn lượt, giảm 18% so với cùng kỳ.
Khi mặt trời ló rạng, người dân và du khách đã chào đón bình minh tuyệt đẹp và hòa mình vào làn nước mát trong của biển Xuân Thành (Nghi Xuân – Hà Tĩnh).
Lễ hội đánh cá Vực Rào là một 3 lễ hội đánh cá lớn nhất Việt Nam, mang đậm bản sắc văn hóa dân gian của người dân huyện Nghi Xuân nói riêng và Hà Tĩnh nói chung.
Chuyến khảo sát đã giúp các đơn vị đến từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc có cái nhìn toàn cảnh về các sản phẩm du lịch nông nghiệp, sinh thái của Hà Tĩnh, để tăng cường liên kết phát triển trong thời gian tới.
Thiên Cầm (Hà Tĩnh) cùng 60 địa điểm tiềm năng đã được quy hoạch phát triển trở thành Khu Du lịch Quốc gia trong giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Từ khi có cụm dân cư sinh thái, Nhân dân thôn Hợp Lý, xã Hương Minh (Vũ Quang, Hà Tĩnh) thêm đoàn kết và gắn bó với nhau hơn trong xây dựng nông thôn mới (NTM).
Như những con sóng biển điệp trùng, dẫu đã 578 năm trôi qua nhưng tấm lòng thành kính tri ân Chiêu Trưng Đại Vương Lê Khôi vẫn thao thiết trong lòng người Hà Tĩnh.
Hoàng hôn buông xuống kéo theo chút ánh sáng cuối cùng của một ngày tạo nên một không gian đẹp ngây ngất lòng người trên bến Giang Đình (xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh)
Điểm nhấn của du lịch hè ở Hà Tĩnh ngoài cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp là hàng loạt chương trình ưu đãi nhằm thu hút du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng.
Đền Cả Tổng Du Đồng (xã Đức Đồng, Đức Thọ, Hà Tĩnh) là nơi lưu giữ kỷ niệm về Bác Hồ những ngày Người theo phụ thân là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đến đây dạy học.