(Baohatinh.vn) - Ngay sau giờ phút đón giao thừa, thời khắc chuyển giao của năm cũ và năm mới, nhiều người dân Hà Tĩnh đã hành hương về các đền chùa trên địa bàn thành phố để cầu an, cầu tài, cầu lộc.
Đã trở thành thông lệ, ngay sau khoảnh khắc giao thừa, nhiều người dân Hà Tĩnh thường có phong tục đi lễ chùa, hái lộc cầu may. Đền Võ Miếu (phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh) được nhiều người lựa chọn là điểm khởi đầu cho một năm mới với nhiều mong ước, khát vọng tốt đẹp.
Thời tiết vô cùng thuận lợi để người dân lễ chùa, hái lộc
Ai cũng ước nguyện năm mới bình an, dồi dào sức khỏe, tài lộc, hạnh phúc...
Chùa Cảm Sơn (phường Đại Nài, TP Hà Tĩnh) cũng là một trong những địa điểm chào đón nhiều du khách đến thắp hương, cầu may đầu xuân năm mới.
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhà chùa đã không tổ chức lễ hội mà chỉ mở cửa cho du khách đến du xuân, lễ Phật
Đa số người dân đều chủ động thực hiện khuyến cáo 5K của Bộ Y tế, trong đó luôn đeo khẩu trang khi tới nơi đông người
Người dân thường đi thành từng nhóm gia đình, bạn bè hoặc giữ khoảng cách để hạn chế tiếp xúc gần
Tại các chùa, đền đều bố trí nước sát khuẩn tay cho người dân thuận tiện việc phòng chống dịch
Nhiều bạn trẻ đến chùa hái lộc cầu may hoặc đọc thẻ xăm vừa mới bốc được
Lễ xong, nhiều người còn chọn mua muối làm lộc để cầu may mắn cho năm mới thuận lợi, hanh thông, an khang thịnh vượng.
Lễ chùa đầu năm đã in sâu trong tiềm thức, tạo nên một nét đẹp văn hóa truyền thống, trở thành một bức tranh đa sắc trong nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Tuy nhiên, người dân cần nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 để đón một mùa xuân trọn vẹn.
Nghi lễ rước linh vị Thủy Tổ và Quốc Tổ Hùng Vương được người dân Hà Tĩnh duy trì từ bao đời nay, thể hiện sự thành kính, tri ân công đức các bậc tiền nhân.
Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, khai trương du lịch biển Hà Tĩnh năm 2025 sẽ do các địa phương tổ chức ở quy mô cấp huyện; trong đó, Nghi Xuân sẽ là đơn vị tổ chức điểm.
Bộ ảnh "Về miền đất hứa" không chỉ nhằm mục đích giới thiệu những thiết kế thời trang độc đáo mà còn quảng bá, lan toả du lịch Hà Tĩnh đến với du khách.
Cây hoa gạo cổ thụ ở miền quê Tiên Điền, Nghi Xuân (Hà Tĩnh) bung nở khoe sắc tạo nên bức tranh thiên nhiên thơ mộng, xao xuyến níu chân những ai có dịp qua đây.
Các cơ sở lưu trú, dịch vụ ở Khu du lịch Thiên Cầm (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đang tập trung nâng cấp, chỉnh trang để chào đón mùa du lịch hè năm 2025 với nhiều kỳ vọng mới.
Tích cực chỉnh trang cảnh quan, môi trường, tân trang lại cơ sở lưu trú, nhà hàng và các dịch vụ, kiện toàn đội ngũ nhân lực... các khu, điểm du lịch biển Hà Tĩnh đã sẵn sàng để tiếp đón du khách.
Nhiều hoạt động văn hóa, thể thao mang đậm bản sắc truyền thống trong khuôn khổ Lễ hội Văn Miếu (TP Hà Tĩnh) đã được diễn ra, thu hút sự quan tâm của đông đảo khách tham quan.
Lễ hội Văn Miếu là hoạt động văn hóa truyền thống được tổ chức thường niên tại TP Hà Tĩnh. Năm nay, lễ hội diễn ra từ ngày 14 -16/3 (tức ngày 15 - 17/2 âm lịch).
Với sự phát triển của ngành du lịch như hiện nay, việc Đà Nẵng có nhiều công ty du lịch là điều không có gì ngạc nhiên. Tuy nhiên, không phải tất cả đều được đánh giá cao về sự chuyên nghiệp và chất lượng. Để góp phần giúp cho chuyến du lịch trở nên thành công, du khách hãy cân nhắc đến một trong 10 công ty du lịch Đà Nẵng uy tín nhất dưới đây.
Giá vé Cổng trời năm 2025 vẫn chưa có sự thay đổi nhiều so với năm ngoái. Thậm chí, khu du lịch còn có rất nhiều ưu đãi khuyến mãi dành cho khách du lịch đặt vé trên trang chủ khu du lịch trên website https://congtroidongiang.vn/. Mức giá vé cụ thể sẽ được cập nhật cụ thể ở bài viết dưới đây.
Đài Truyền hình NHK Nhật Bản đến huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) để tác nghiệp, thực hiện phóng sự giới thiệu về cây trầm hương và quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam.
Sắc hoa mùa xuân đang ngập tràn, khung cảnh lãng mạn đầy chất thơ, Khu du lịch Đá Bạc Eco ở xã Nam Điền (Thạch Hà, Hà Tĩnh) trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách gần xa.
1.500 vận động viên khắp mọi miền đất nước sẽ cùng chinh phục giải chạy “Thiên Cầm Half Marathon 2025” do huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) tổ chức vào ngày 16/3.
Từng đàn cò trắng hàng nghìn con ở khắp mọi nơi tụ hội về, đậu kín cả một vườn cây rộng lớn tạo nên khung cảnh yên bình ở phường Trung Lương, thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh).
Lễ hội xuân Ất Tỵ năm 2025 tại chùa Hang (TX Hồng Lĩnh - Hà Tĩnh) cầu cho quốc thái dân an và là dịp tuyên truyền, quảng bá du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn.
Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông (Hương Sơn, Hà Tĩnh) không chỉ làm phong phú thêm đời sống văn hóa của người dân mà còn là dịp để mọi người thể hiện tấm lòng tri ân với bậc tiền nhân.
Đã trở thành thông lệ, từ ngày 10-12 tháng Giêng hằng năm, người dân xã Mai Phụ, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) lại cùng nhau gói hàng nghìn chiếc bánh chưng dâng lễ giỗ Vua Mai Hắc Đế.
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải đã đánh hồi trống khai hội chùa Hương Tích - mở đầu năm du lịch Hà Tĩnh 2025. Đây là dịp để quảng bá hình ảnh, con người và những giá trị di sản văn hóa đặc sắc của Hà Tĩnh, giúp kích cầu, phát triển du lịch.
Lễ khai hội chùa Hương Tích nhằm quảng bá tiềm năng, lợi thế của khu di tích danh thắng quốc gia đến với bạn bè, du khách trong nước, quốc tế và phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống văn hóa, con người quê hương Hà Tĩnh.
Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, Khu du lịch Thiên Cầm (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đón khoảng 22.000 lượt khách tham quan, vãn cảnh; trong đó có hơn 5.000 lượt khách lưu trú...
Mỗi độ xuân về, du khách khắp mọi miền đất nước lại nô nức trẩy hội chùa Hương Tích ở Hà Tĩnh để cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, gia đình bình an và tham quan vẻ đẹp của ngôi chùa nằm trên đỉnh núi Hồng.
Những ngày đầu năm mới Ất Tỵ 2025, du khách từ nhiều địa phương về Khu Di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) để tri ân và cầu mong năm mới bình an.
Trong 2 ngày đầu năm mới Ất Tỵ, chùa Hương Tích (Can Lộc, Hà Tĩnh) - nơi được mệnh danh là Hoan Châu đệ nhất danh lam đã đón hơn 4.000 du khách tham quan.
Đền Kinh Hạ ở phường Thạch Hưng (TP Hà Tĩnh) là một trong những ngôi đền cổ kính, linh thiêng với tục thờ thần rắn làm thành hoàng làng - một tín ngưỡng có nguồn gốc lâu đời của cư dân nông nghiệp với mong muốn mưa thuận gió hòa.