“Ốc đảo” Hồng Lam mùa thu hoạch cói

(Baohatinh.vn) - Trên “ốc đảo” Hồng Lam (xã Xuân Giang, Nghi Xuân, Hà Tĩnh), những ngày này, người dân đang khẩn trương thu hoạch cói. Thời tiết nắng đẹp, thuận lợi cho việc phơi khô sẽ mang lại cho bà con những sợi cói thành phẩm đạt chất lượng tốt.

Video: Người dân "ốc đảo" Hồng Lam vào mùa thu hoạch cói.

“Ốc đảo” Hồng Lam mùa thu hoạch cói

Dưới ánh nắng gay gắt ngày hè, bà con nông dân ở “ốc đảo” Hồng Lam (xã Xuân Giang) tất bật ra đồng thu hoạch cói.

“Ốc đảo” Hồng Lam mùa thu hoạch cói

Thôn Hồng Lam nằm giữa dòng sông Lam, bốn bề bao quanh là nước, cách biệt với cuộc sống của người dân trên đất liền. Toàn thôn hiện có 162 hộ dân, kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Trong 145 ha đất sản xuất thì có 45 ha trồng cói, còn lại là diện tích trồng lạc.

“Ốc đảo” Hồng Lam mùa thu hoạch cói

Hơn 60 năm sinh sống trên “ốc đảo”, ông Ngô Kim Văn đã có gần 40 năm gắn bó với nghề làm cói. Vừa gạt những giọt mồ hôi lấm tấm trên khuôn mặt cháy sạm, ông Văn tâm sự: “Gia đình tôi trồng cói từ năm 1985 đến nay, năm nào cũng trồng 7-10 sào. Mỗi sào năng suất khoảng 5 tạ cói khô. Với giá bán những năm gần đây trung bình 800 - 900.000 đồng/tạ, gia đình thu về được 30 - 40 triệu đồng mỗi năm. Như năm 2021, giá cói lên đến 1,2 triệu đồng/tạ nên bà con rất phấn khởi”.

“Ốc đảo” Hồng Lam mùa thu hoạch cói

Theo ông Văn, nghề trồng cói ở “ốc đảo” đã có từ những năm 60 của thế kỷ trước. Bởi thổ nhưỡng, đất đai không phù hợp với cây lúa nên thời đó, một số người đã lặn lội ra huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) tìm hiểu đưa giống cói về trồng. Từ đó đến nay, trải qua nhiều thế hệ, người dân nơi đây có thêm thu nhập để trang trải cuộc sống nhờ cây cói.

“Ốc đảo” Hồng Lam mùa thu hoạch cói

Người dân Hồng Lam cho biết, nghề cói có thu nhập cao hơn so với trồng lúa, không đầu tư nhiều chi phí nhưng rất vất vả, nhất là trong khâu thu hoạch.

“Ốc đảo” Hồng Lam mùa thu hoạch cói

Vào mùa thu hoạch cũng là mùa thời tiết ở Hà Tĩnh nắng nóng nhất, bà con thường phải ra đồng cắt cói từ lúc 3 - 4h sáng đến khoảng 8 - 9h sáng thì chuyển sang xử lý các công đoạn khác. Buổi chiều, thủy triều dâng nên bà con không thể thu hoạch được.

“Ốc đảo” Hồng Lam mùa thu hoạch cói

Sau khi thu hoạch, cây cói được bà con mang chẻ nhỏ rồi mới phơi khô. Để dễ chẻ, người dân thu hoạch cói tới đâu thì chẻ tới đó. Chẻ cói cũng là khâu mất nhiều thời gian nhất trong kỳ thu hoạch.

“Ốc đảo” Hồng Lam mùa thu hoạch cói

Ông Trần Đình Huynh - người dân trồng cói chia sẻ: “Nếu thuận lợi, trung bình mỗi ngày vợ chồng tôi thu hoạch được khoảng 1 tạ. Trong đó, khâu chẻ cói là quan trọng nhất. Việc chẻ cói diễn ra ngay trên những cánh đồng hoặc đưa về nhà. Mỗi máy chẻ thủ công gồm 2 người ngồi hai đầu và phải kéo cói cho thẳng, tránh để cói mất gốc hoặc ngọn”.

“Ốc đảo” Hồng Lam mùa thu hoạch cói

Nắng nóng tuy vất vả nhưng lại là thời tiết thuận lợi cho việc phơi cói nhanh khô, đạt chất lượng tốt nên bà con tranh thủ từng chút thời gian cho đợt thu hoạch này.

“Ốc đảo” Hồng Lam mùa thu hoạch cói

Cói sau khi chẻ được phơi nắng từ 2 – 3 ngày. Sợi cói được nắng sẽ có độ mềm, dai và lên màu đẹp.

“Ốc đảo” Hồng Lam mùa thu hoạch cói

Sợi cói khô sẽ được người dân bán cho thương lái từ miền Bắc vào thu mua để về dệt chiếu với giá trung bình 800 nghìn đến 1 triệu đồng/tạ. Trước đây, người dân trong thôn còn dệt chiếu để bán nhưng dần dần nghề dệt không còn, bà con chỉ bán cói nguyên liệu.

“Ốc đảo” Hồng Lam mùa thu hoạch cói

Hằng năm, cây cói được thu hoạch từ tháng 7 đến tháng 9. Sau mỗi vụ, người dân không phải trồng lại cây mà chỉ tiến hành làm sạch cỏ, bón phân vào các gốc đã cắt thì cây cói non sẽ nhanh chóng mọc trở lại và lớn lên cho vụ tiếp theo.

“Ốc đảo” Hồng Lam mùa thu hoạch cói

"Mỗi năm, trung bình mỗi sào cói chúng tôi phải bón đến khoảng 30 kg phân đạm và làm cỏ, diệt sâu bệnh, nhất là rầy nâu, châu chấu” - ông Nguyễn Thế Ký - hộ dân trồng cói ở “ốc đảo” Hồng Lam cho biết.

“Ốc đảo” Hồng Lam mùa thu hoạch cói

Theo ông Nguyến Thế Lục - Trưởng thôn Hồng Lam, toàn thôn có 162 hộ dân thì 110 hộ đang trồng cói. Những người sinh sống ở đây hiện nay chủ yếu là trung niên, người già, họ bám trụ với “ốc đảo” bằng việc trồng cây hoa màu, trồng cói và chăn nuôi. Trước đây, mỗi hộ dân chỉ có 2 - 3 sào cói. Tuy nhiên, khi nhiều hộ dân đi làm ăn xa, người ở làng sử dụng diện tích họ để lại nên hiện nay bình quân mỗi hộ làm 7 - 8 sào cói.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Đá Bạc Eco -"Thiên đường xanh" giữa lòng Hà Tĩnh

Đá Bạc Eco -"Thiên đường xanh" giữa lòng Hà Tĩnh

Nằm giữa vùng đồi núi nhấp nhô thượng nguồn hồ Kẻ Gỗ, Khu du lịch Đá Bạc Eco (xã Nam Điền, Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã trở thành "thiên đường xanh" giữa lòng Hà Tĩnh, đầy sức mê hoặc , thu hút du khách xa gần.
Khám phá cung đường hoang sơ, kỳ vĩ cùng VinFast Hà Tĩnh

Khám phá cung đường hoang sơ, kỳ vĩ cùng VinFast Hà Tĩnh

Cùng người bạn đồng hành là chiếc ô tô điện "3 không” (không mùi, không tiếng ồn và không phát thải), du khách sẽ được hòa mình vào khung cảnh biển trời hùng vĩ, cảm nhận rõ nét đẹp của vùng đất Hà Tĩnh yên bình.
 Bùng nổ mùa hè 2025 cùng du lịch biển Hà Tĩnh

Bùng nổ mùa hè 2025 cùng du lịch biển Hà Tĩnh

Cùng với chuỗi lễ hội khai trương hoành tráng, các khu, điểm du lịch trên địa bàn Hà Tĩnh đang nỗ lực đổi mới sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, hứa hẹn mang đến kỳ nghỉ sôi động, đáng nhớ cho du khách muôn phương trong dịp hè 2025.
Hà Tĩnh khởi đầu mùa du lịch biển sôi động

Hà Tĩnh khởi đầu mùa du lịch biển sôi động

Khai trương mùa du lịch biển năm nay không tổ chức quy mô cấp tỉnh, nhưng với sự chuẩn bị chu đáo, đầu tư công phu và diễn ra đồng loạt tại các địa phương, sự kiện này đã mang đến những ấn tượng đặc biệt, mở ra một mùa du lịch biển sôi động.
Tưng bừng khai hội du lịch biển Hà Tĩnh

Tưng bừng khai hội du lịch biển Hà Tĩnh

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải và các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đã về dự khai trương du lịch biển ở Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh), Xuân Hải (Thạch Hà), Xuân Thành (Nghi Xuân).
Sẵn sàng "bấm nút" khai hội du lịch biển Hà Tĩnh

Sẵn sàng "bấm nút" khai hội du lịch biển Hà Tĩnh

Xây dựng nhiều chương trình nghệ thuật công phu, hấp dẫn và tăng cường các hoạt động bên lề, nhiều địa phương ở Hà Tĩnh đã sẵn sàng "bấm nút" khai trương du lịch biển năm Hà Tĩnh năm 2025,
Đèn lồng sáng rực biển đêm Xuân Thành

Đèn lồng sáng rực biển đêm Xuân Thành

Check-in hàng ngàn chiếc đèn lồng đa sắc màu, thả hoa đăng trên kênh Bàu Dài... mang tới cho du khách những trải nghiệm mới mẻ khi về biển Xuân Thành (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) dịp này.