“Ốc đảo” Hồng Lam mùa thu hoạch cói

(Baohatinh.vn) - Trên “ốc đảo” Hồng Lam (xã Xuân Giang, Nghi Xuân, Hà Tĩnh), những ngày này, người dân đang khẩn trương thu hoạch cói. Thời tiết nắng đẹp, thuận lợi cho việc phơi khô sẽ mang lại cho bà con những sợi cói thành phẩm đạt chất lượng tốt.

Video: Người dân "ốc đảo" Hồng Lam vào mùa thu hoạch cói.

“Ốc đảo” Hồng Lam mùa thu hoạch cói

Dưới ánh nắng gay gắt ngày hè, bà con nông dân ở “ốc đảo” Hồng Lam (xã Xuân Giang) tất bật ra đồng thu hoạch cói.

“Ốc đảo” Hồng Lam mùa thu hoạch cói

Thôn Hồng Lam nằm giữa dòng sông Lam, bốn bề bao quanh là nước, cách biệt với cuộc sống của người dân trên đất liền. Toàn thôn hiện có 162 hộ dân, kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Trong 145 ha đất sản xuất thì có 45 ha trồng cói, còn lại là diện tích trồng lạc.

“Ốc đảo” Hồng Lam mùa thu hoạch cói

Hơn 60 năm sinh sống trên “ốc đảo”, ông Ngô Kim Văn đã có gần 40 năm gắn bó với nghề làm cói. Vừa gạt những giọt mồ hôi lấm tấm trên khuôn mặt cháy sạm, ông Văn tâm sự: “Gia đình tôi trồng cói từ năm 1985 đến nay, năm nào cũng trồng 7-10 sào. Mỗi sào năng suất khoảng 5 tạ cói khô. Với giá bán những năm gần đây trung bình 800 - 900.000 đồng/tạ, gia đình thu về được 30 - 40 triệu đồng mỗi năm. Như năm 2021, giá cói lên đến 1,2 triệu đồng/tạ nên bà con rất phấn khởi”.

“Ốc đảo” Hồng Lam mùa thu hoạch cói

Theo ông Văn, nghề trồng cói ở “ốc đảo” đã có từ những năm 60 của thế kỷ trước. Bởi thổ nhưỡng, đất đai không phù hợp với cây lúa nên thời đó, một số người đã lặn lội ra huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) tìm hiểu đưa giống cói về trồng. Từ đó đến nay, trải qua nhiều thế hệ, người dân nơi đây có thêm thu nhập để trang trải cuộc sống nhờ cây cói.

“Ốc đảo” Hồng Lam mùa thu hoạch cói

Người dân Hồng Lam cho biết, nghề cói có thu nhập cao hơn so với trồng lúa, không đầu tư nhiều chi phí nhưng rất vất vả, nhất là trong khâu thu hoạch.

“Ốc đảo” Hồng Lam mùa thu hoạch cói

Vào mùa thu hoạch cũng là mùa thời tiết ở Hà Tĩnh nắng nóng nhất, bà con thường phải ra đồng cắt cói từ lúc 3 - 4h sáng đến khoảng 8 - 9h sáng thì chuyển sang xử lý các công đoạn khác. Buổi chiều, thủy triều dâng nên bà con không thể thu hoạch được.

“Ốc đảo” Hồng Lam mùa thu hoạch cói

Sau khi thu hoạch, cây cói được bà con mang chẻ nhỏ rồi mới phơi khô. Để dễ chẻ, người dân thu hoạch cói tới đâu thì chẻ tới đó. Chẻ cói cũng là khâu mất nhiều thời gian nhất trong kỳ thu hoạch.

“Ốc đảo” Hồng Lam mùa thu hoạch cói

Ông Trần Đình Huynh - người dân trồng cói chia sẻ: “Nếu thuận lợi, trung bình mỗi ngày vợ chồng tôi thu hoạch được khoảng 1 tạ. Trong đó, khâu chẻ cói là quan trọng nhất. Việc chẻ cói diễn ra ngay trên những cánh đồng hoặc đưa về nhà. Mỗi máy chẻ thủ công gồm 2 người ngồi hai đầu và phải kéo cói cho thẳng, tránh để cói mất gốc hoặc ngọn”.

“Ốc đảo” Hồng Lam mùa thu hoạch cói

Nắng nóng tuy vất vả nhưng lại là thời tiết thuận lợi cho việc phơi cói nhanh khô, đạt chất lượng tốt nên bà con tranh thủ từng chút thời gian cho đợt thu hoạch này.

“Ốc đảo” Hồng Lam mùa thu hoạch cói

Cói sau khi chẻ được phơi nắng từ 2 – 3 ngày. Sợi cói được nắng sẽ có độ mềm, dai và lên màu đẹp.

“Ốc đảo” Hồng Lam mùa thu hoạch cói

Sợi cói khô sẽ được người dân bán cho thương lái từ miền Bắc vào thu mua để về dệt chiếu với giá trung bình 800 nghìn đến 1 triệu đồng/tạ. Trước đây, người dân trong thôn còn dệt chiếu để bán nhưng dần dần nghề dệt không còn, bà con chỉ bán cói nguyên liệu.

“Ốc đảo” Hồng Lam mùa thu hoạch cói

Hằng năm, cây cói được thu hoạch từ tháng 7 đến tháng 9. Sau mỗi vụ, người dân không phải trồng lại cây mà chỉ tiến hành làm sạch cỏ, bón phân vào các gốc đã cắt thì cây cói non sẽ nhanh chóng mọc trở lại và lớn lên cho vụ tiếp theo.

“Ốc đảo” Hồng Lam mùa thu hoạch cói

"Mỗi năm, trung bình mỗi sào cói chúng tôi phải bón đến khoảng 30 kg phân đạm và làm cỏ, diệt sâu bệnh, nhất là rầy nâu, châu chấu” - ông Nguyễn Thế Ký - hộ dân trồng cói ở “ốc đảo” Hồng Lam cho biết.

“Ốc đảo” Hồng Lam mùa thu hoạch cói

Theo ông Nguyến Thế Lục - Trưởng thôn Hồng Lam, toàn thôn có 162 hộ dân thì 110 hộ đang trồng cói. Những người sinh sống ở đây hiện nay chủ yếu là trung niên, người già, họ bám trụ với “ốc đảo” bằng việc trồng cây hoa màu, trồng cói và chăn nuôi. Trước đây, mỗi hộ dân chỉ có 2 - 3 sào cói. Tuy nhiên, khi nhiều hộ dân đi làm ăn xa, người ở làng sử dụng diện tích họ để lại nên hiện nay bình quân mỗi hộ làm 7 - 8 sào cói.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

 Soi đèn đi nhặt "lộc biển"

Soi đèn đi nhặt "lộc biển"

Khi màn đêm buông xuống, thủy triều bắt đầu rút sâu, hàng trăm người dân đã đổ về bãi biển Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) để nhặt "lộc biển" dạt kín bờ.
"Viên ngọc xanh" giữa vùng thượng Kỳ Anh

"Viên ngọc xanh" giữa vùng thượng Kỳ Anh

Ẩn mình giữa những dãy núi, đồi chè Nam Sơn như một "viên ngọc xanh" lấp lánh giữa khung cảnh thiên nhiên thanh bình của miền quê nông thôn mới Kỳ Trung (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh).
Thanh bình xóm đạo miền núi Vũ Quang

Thanh bình xóm đạo miền núi Vũ Quang

Đoàn kết, chung sức đồng lòng cùng các cấp, người dân thôn giáo toàn tòng (thôn 7, xã Quang Thọ, Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã cùng nhau xây dựng một miền quê thanh bình, đáng sống.
Những người đam mê khởi nghiệp du lịch ở Hà Tĩnh

Những người đam mê khởi nghiệp du lịch ở Hà Tĩnh

Đón nhận “luồng gió mới” từ những chủ trương chính sách của các cấp, ngành trong phát triển du lịch, gần đây, nhiều cá nhân ở Hà Tĩnh đã mạnh dạn xây dựng nhiều mô hình, sản phẩm hấp dẫn, góp phần thu hút du khách.
Chuyên gia sẵn sàng giúp Hà Tĩnh xây dựng khu bảo tồn chim hoang dã

Chuyên gia sẵn sàng giúp Hà Tĩnh xây dựng khu bảo tồn chim hoang dã

“Tôi có thể hiểu được tiếng các loài chim và đã hỗ trợ xây dựng được hơn 20 mô hình bảo tồn chim trời với hàng chục loài, tạo nên những mô hình du lịch sinh thái nổi tiếng thu hút du khách. Tôi mong muốn giúp Hà Tĩnh xây dựng mô hình này”, ông Lê Danh Cương chia sẻ.