Điểm tựa... blouse trắng

(Baohatinh.vn) - Màu áo trắng blouse chính là màu nắng ấm áp tình người. Cũng như dấu chữ thập đỏ chính là dấu cộng: cộng thêm tình thương, cộng thêm tình nhân ái, tính cộng đồng…

Danh y Hải Thượng Lãn Ông rất chú trọng xây dựng y đức của người thầy thuốc. Ông dạy: “Đạo làm thuốc là một nhân thuật bảo vệ sinh mạng con người, phải lo cho cái lo của người, vui cái vui của người, chỉ lấy việc cứu sống mạng người làm nhiệm vụ của mình, không nên cầu lợi, kể công…”.

Điểm tựa... blouse trắng

Đại danh y Lê Hữu Trác - tấm gương sáng ngời về y đức. Ảnh Internet

Bác Hồ kính yêu từng dặn dò: “Lương y phải như từ mẫu”. Suốt cuộc đời Bác cũng đã dành nhiều tình cảm cho những người thầy thuốc. Bác là người bạn thân thiết của các bác sĩ tài năng như: Phạm Ngọc Thạch, Tôn Thất Tùng, Đặng Văn Ngữ...

Từ xưa tới nay, người thầy thuốc luôn được mọi người kính trọng. Từ khi cất tiếng khóc đầu tiên đã được bàn tay người hộ sinh nâng đỡ. Nhát cắt rốn đầu tiên có dấu ấn của đội ngũ y, bác sỹ để “mẹ tròn, con vuông”. Màu áo trắng blouse chính là màu nắng ấm áp tình người. Cũng như dấu chữ thập đỏ chính là dấu cộng: cộng thêm tình thương, cộng thêm tình nhân ái, tính cộng đồng…

Trong những ngày này, cả nước và cả thế giới đang gồng mình để chống dịch Covid-19 và hình ảnh người lương y là hạt nhân trung tâm, điểm tựa tình người. Mặc dù bên cạnh những thiên thần áo trắng còn có những sắc xanh quân phục bộ đội, công an và bao màu áo tình nguyện khác nhưng nổi trội và quyết định quan trọng nhất vẫn là trí tuệ và lòng nhiệt huyết của các thầy thuốc. Họ là người tiếp cận trực tiếp với bệnh nhân sau những tấm áo phòng hộ, những khẩu trang và mũ bảo hiểm che chắn như là bộ áo giáp trong những ngày nóng nực, mồ hôi vã ra như tắm.

Điểm tựa... blouse trắng

Bác Hồ trò chuyện với các bác sỹ Bệnh viện Quân y năm 1954. Ảnh Internet

Tôi hình dung họ như những phi công vũ trụ từ ngoài hành tinh bước vào để mang đến ngọn gió lành xua đi ám ảnh những cơn lốc dịch bệnh vô hình cướp đi bao sinh mạng. Giãn cách xã hội là một hành động thiết thực để ngăn chặn dịch bệnh nhưng chính trong hoàn cảnh đó, lòng nhân ái của lương y dành cho người bệnh càng thêm ấm áp.

Quên sao được những giấc ngủ ngắn ngủi, chập chờn giữa hai ca trực sau những đêm chống dịch. Quên sao được người thầy thuốc ăn vội chiếc bánh mì, uống vội một ngụm nước lọc tinh khiết để kịp thời thay phiên nhau lắng nghe hơi thở, nhịp tim của người bệnh.

Và, chính những thiên thần áo trắng này lại chăm sóc từng bữa ăn, giấc ngủ tinh thần cho hàng vạn người đang trong thời gian cách ly. Quên sao được hình ảnh người mẹ điều dưỡng gọi điện về cho con dặn dò những điều thiết yếu vì hàng tuần chưa kịp về nhà để lo “chống dịch như chống giặc”.

Điểm tựa... blouse trắng

Các y, bác sỹ lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho du khách người Trung Quốc tại Hà Tĩnh gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (ngày 8/2/2020). Ảnh: Đình Nhất

Đất nước Việt Nam ta có thiên nhiên tươi đẹp với những cánh rừng bạt ngàn mang trong đó bao vị cỏ cây quý hiếm. Những cây thuốc cắm rễ sâu trong lòng đất hút hết mọi tinh túy của đất đai, để chiết ra những vị thuốc mang bao cái tên đọc lên đã thấy cả tình người thơm thảo: sâm quy, quế hồi, hoài sơn, đỗ trọng...

Ngoài các bệnh viện lớn thì hình như làng xã nào cũng có những thầy thuốc bắt mạch và kê đơn với những thang thuốc truyền lại bao đời. Đó cũng là một trong những điểm tựa tình người dân dã.

Để đào tạo được một bác sĩ cần phải thời gian 5-6 năm và cũng phải sau 3-4 năm mới tương đối thành thạo nghề nghiệp. Khi họ bước vào ngưỡng cửa đại học y thì tinh thần y đức được bồi đắp thêm, nảy nở thêm để trở thành một điểm tựa niềm tin sẻ chia với người bệnh.

Và, tôi vẫn còn nghe vang vọng lời thề Hippocrates: “Tôi sẽ chỉ dẫn mọi chế độ có lợi cho người bệnh, tùy theo khả năng và sự phán đoán của tôi, tôi sẽ tránh mọi điều xấu và bất công”. Vâng, chính sự bình đẳng, bác ái là một trong những điểm tựa tình người của những lương y.

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Đọc thêm

Podcast tản văn: Nắng xiên khoai

Podcast tản văn: Nắng xiên khoai

Khoai lang không chỉ là món ăn mà là đặc trưng quê hương, gợi nhớ sự tảo tần của mẹ, tình cha, và tuổi thơ lấp lánh không thể quên.
Podcast truyện ngắn: Rừng và em

Podcast truyện ngắn: Rừng và em

Giữa núi rừng bạt ngàn, niềm tin và tình người ấm áp lấp lánh hơn nắng. Đây là câu chuyện thắp sáng ước mơ nơi bản làng, nơi khát vọng vươn lên luôn cháy bỏng.
Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

“Nhật ký của một hạt mưa” của tác giả Anh Đức kể về một thế giới đầy màu sắc qua góc nhìn nhân hóa của hạt mưa với những thông điệp sâu sắc về cuộc sống, tình bạn và sự sẻ chia.
Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Giữa guồng quay của cuộc sống, có những lớp nghệ nhân ở Hà Tĩnh vẫn thầm lặng cống hiến, gìn giữ tinh hoa nghệ thuật truyền thống. Với họ, đó không chỉ là lòng nhiệt huyết, niềm đam mê mà còn là sứ mệnh giữ lửa, trao truyền các giá trị của di sản quê hương.
"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

Chùa Tịnh Lâm (phường Hà Huy Tập, tỉnh Hà Tĩnh) được xây dựng từ thế kỷ thứ XVII, nay đã xuống cấp nghiêm trọng.
Ươm mầm dân ca ví, giặm

Ươm mầm dân ca ví, giặm

Phát huy vai trò là những hạt nhân trong bảo tồn, gìn giữ di sản, nhiều nghệ nhân trên địa bàn Hà Tĩnh đã tình nguyện tham gia, mở các lớp học miễn phí để truyền dạy dân ca cho các em học sinh.
Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Nâng chén trà miệng bít bạc của các nghệ nhân Nam Trị, tôi lâng lâng nghĩ về quá khứ, nghĩ đến tương lai của cái nghề vàng, nghề bạc. Cái nghề mà ông cha đã một thời đeo đuổi!
Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng, không ai giống ai. Bởi vậy, hãy luôn cùng nhau cố gắng trong mọi hoàn cảnh, để mỗi ngày cảm nhận cuộc sống tươi đẹp hơn.
Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Một già, một trẻ, nương tựa vào nhau mà sống. Bên nhau qua từng mùa biển động. Ngoại không còn đủ sức để vươn ra xa bờ, chỉ còn trông cậy vào chiếc thúng chòng chành...