Định cư trên "Cung Trăng" sẽ không còn là giấc mơ xa vời

Đến năm 2040, trên Mặt Trăng sẽ có 100 người sinh sống, uống nước từ băng tan, sống trong các ngôi nhà và sử dụng công cụ in bằng công nghệ in 3D, ăn thực vật trồng từ đất Mặt Trăng và chơi các môn thể thao “bay lượn” trong môi trường trọng lực thấp.

dinh cu tren cung trang se khong con la giac mo xa voi

Câu chuyện nghe như khoa học giả tưởng này đang là mục tiêu của dự án "Làng Mặt Trăng" do Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) thúc đẩy.

Tại Hội thảo Khoa học Vũ trụ châu Âu diễn ra trong tuần này tại thủ đô Riga của Latvia, Đại sứ của ESA Bernard Foing đã công bố lộ trình sơ bộ cho dự án sinh sống trên Mặt Trăng.

Theo đó, vào năm 2030, sẽ có một khu định cư đầu tiên với khoảng 6-10 người tiên phong bao gồm các nhà khoa học, kỹ sư và kỹ thuật viên. Đến năm 2040, con số này có thể tăng lên 100 người và đến năm 2050 là 1.000 người. Theo đà này, kết cấu "cư dân" của Mặt Trăng có thể mở rộng từ những thành viên đơn lẻ thành các gia đình và trong vài thập niên tới, khả năng có trẻ em "quốc tịch" Mặt Trăng hoàn toàn có thể xảy ra.

"Làng Mặt Trăng" là một trong những nội dung chính của hội thảo tại Riga. Đây là dự án mang tầm vóc tương lai được Giám đốc ESA Jan Woerner thúc đẩy nhằm thay thế dự án Trạm Không gian quốc tế (ISS) theo kế hoạch sẽ kết thúc hoạt động vào năm 2024. Theo ông Woerner, "Làng Mặt Trăng" sẽ là bước kế tiếp trong hợp tác không gian giữa các quốc gia.

Tuy nhiên, mặc dù thu hút sự quan tâm của giới khoa học và thương mại, dự án này không mấy hấp dẫn đối với các chính trị gia, những người cho rằng mục tiêu sinh sống trên Mặt Trăng là thiếu tính khả thi. Dù vậy, các chuyên gia tin rằng tương lai của "Làng Mặt Trăng" phụ thuộc vào sự hợp tác giữa cơ quan không gian các nước và bộ phận tư nhân. Các tập đoàn có thể cung cấp tài chính và sau đó thu lợi từ khai tác các tài nguyên trên Mặt Trăng.

Tuy nhiên, một số chuyên gia cũng khuyến cáo "cuộc sống trên Cung Trăng" sẽ không như chuyện cổ tích. Người sống sẽ phải làm quen với cuộc sống hoàn toàn không có thực vật, chỉ toàn đá và bụi; luôn phải ở trong nhà hoặc mặc trang phục phi hành gia, chấp nhận không bao giờ có thể tiếp xúc trực tiếp với khí quyển và môi trường Mặt Trăng cũng như luôn phải đi cùng phi hành đoàn.

Bên cạnh đó là giá vé du hành lên Mặt Trăng cũng ở mức "trên trời" vào khoảng 100 triệu USD. Dù vậy, những người "nặng lòng" với giấc mơ sinh sống trên Mặt Trăng cho rằng chi phí này có thể giảm tới 100 lần trong 20 năm tới, nhờ vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng như làn sóng thăm dò không gian của các tập đoàn tư nhân.

Theo baotintuc.vn

Đọc thêm

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

4 công trình đến từ 10 nhà khoa học trên thế giới đã vượt qua gần 1.500 đề cử từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhận giải thưởng VinFuture 2024 trị giá 4,5 triệu USD. Nhiều công trình, từ ý tưởng đến giải thưởng danh giá là quãng thời gian gần cả đời người với hành trình kiên trì vượt qua thử thách, định kiến và cả những thất bại để tận hiến cho khoa học và sự tiến bộ nhân loại.
Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.