Đón bằng di tích văn hoá cấp tỉnh đền thờ Đinh Nho Điển

(Baohatinh.vn) - Đền thờ Đinh Nho Điển (xã An Hoà Thịnh, Hương Sơn, Hà Tĩnh) là nơi thờ phụng danh nhân có công lao đóng góp cho quê hương, đất nước.

Chiều 28/10, xã An Hoà Thịnh (huyện Hương Sơn) tổ chức lễ đón nhận bằng di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh đền thờ Đinh Nho Điển.

Đền thờ Đinh Nho Điển còn có tên gọi khác là đền thờ Cụ Hường, tọa lạc tại thôn Tiến Thịnh, xã An Hoà Thịnh.

Đón bằng di tích văn hoá cấp tỉnh đền thờ Đinh Nho Điển

Lễ rước bằng được tổ chức trang nghiêm với sự tham gia của đông đảo người dân trong vùng.

Tiến sỹ Đinh Nho Điển sinh ngày 17/1/1846, trong một gia đình Nho học, niên hiệu Thiệu Trị 6, thuộc đời thứ 14 dòng dõi họ Đinh Nho - dòng tộc danh gia cự phách ở làng An Ấp khi xưa (nay là xã An Hoà Thịnh). Ông mất ngày 5/4/1884, niên hiệu Kiến Phúc thứ nhất.

Tiến sỹ Đinh Nho Điển làm quan trải qua 4 đời vua nhà Nguyễn gồm: Tự Đức (1847 - 1883), Dục Đức (1883), Hiệp Hoà (1883) và Kiến Phúc (1983 - 1984). Từ Tri huyện Nghĩa Hưng đến Trung Thuận Đại phu, Hồng Lô tự khanh, Biện lý sự vụ bộ Hình kiêm đứng đầu Thông chính sứ Ty ấn triện, rồi được chuyển sang làm Biên tu Quốc sử quán triều Nguyễn, tham gia khảo duyệt bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Quang Lộc tự thiếu khanh, Hàn lâm viện thị độc.

Ngày 25/5/1883, triều đình Huế và thực dân Pháp ký Hoà ước Hắc Măng Quý Mùi; ngày 6/6/1884, ký Hoà ước Giáp Thân, xác lập quyền bảo hộ lâu dài của thực dân Phát trên toàn cõi Việt Nam, chia cắt đất nước thành ba kỳ. Trong đó, Bắc Kỳ, Trung Kỳ thành chế độ bảo hộ, còn Nam Kỳ thành chế độ thuộc địa của Thực dân Pháp.

Trước hoàn cảnh nước mất, nhà tan, là bậc sỹ phu trung quân, ái quốc, ông tỏ rõ thái độ bất hợp tác. Không chịu đựng được nỗi nhục mất nước nhưng bất lực, ông đã tuyệt thực, uất ức mà lâm bệnh rồi chết (hưởng dương 39 tuổi).

Hiện tại, mộ phần Tiến sỹ Đinh Nho Điển được an táng tại thôn Thiên Nhẫn; nhà thờ cụ được con, cháu lập tại thôn Đông Mỹ, xã An Hoà Thịnh.

Năm 1899, sau khi ông mất được 15 năm, nhớ tới công ơn của bậc trung thần, mẫn cán, có nhiều công tích, nhà vua ban sắc phong xây dựng đền thờ Đinh Nho Điển. Hiện nay, thượng điện của đền vẫn còn treo bức hoành phi ghi 4 chữ Hán lớn phiên âm là “Sắc tứ lập từ”, nghĩa là (vua) sắc phong cho lập đền thờ.

Đón bằng di tích văn hoá cấp tỉnh đền thờ Đinh Nho Điển

Chính quyền địa phương đón nhận bằng công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh đền thờ Đinh Nho Điển.

Qua nhiều lần được tu sửa, đến nay, đền thờ Đinh Nho Điển đã được xây dựng khang trang và vẫn lưu giữ được những giá trị văn hoá tâm linh.

Ghi nhận công lao của tiến sỹ Đinh Nho Điển và những giá trị văn hóa lịch sử của đền thờ, ngày 13/1/2023, UBND tỉnh ra quyết định số 124/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử, văn hoá cấp tỉnh đối với đền thờ Đinh Nho Điển ở xã An Hoà Thịnh, huyện Hương Sơn.

Chủ đề Điểm du lịch Hà Tĩnh

Đọc thêm

'Địa đạo – Mặt trời trong bóng tối' vượt qua mức doanh thu 45 tỷ đồng

'Địa đạo – Mặt trời trong bóng tối' vượt qua mức doanh thu 45 tỷ đồng

Ra mắt ngày 4/4 tại các rạp trên toàn quốc, bộ phim lịch sử, chiến tranh cách mạng do tư nhân đầu tư vốn “Địa đạo – Mặt trời trong bóng tối” đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của khán giả khắp cả nước. Chỉ sau 2 ngày công chiếu chính thức, 4 ngày chiếu sớm, bộ phim đã vượt qua mức doanh thu 45 tỷ đồng và tiếp tục tăng.
Dạ hội văn nghệ “Hồng Lĩnh tự hào địa linh”

Dạ hội văn nghệ “Hồng Lĩnh tự hào địa linh”

Dạ hội văn nghệ với chủ đề “Hồng Lĩnh tự hào địa linh” để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người dân và du khách về tham dự Đại lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương tại TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh).
Ngôi nhà trí tuệ - nơi lan tỏa tinh thần học tập

Ngôi nhà trí tuệ - nơi lan tỏa tinh thần học tập

Trải qua 4 năm triển khai, mô hình "Ngôi nhà trí tuệ" tại Hà Tĩnh đã khẳng định vai trò thúc đẩy phong trào khuyến học và xây dựng xã hội học tập tại các địa phương. Đây là nơi cung cấp nguồn tài liệu, sách báo phong phú đáp ứng nhu cầu học tập của người dân ở mọi lứa tuổi.