Đón nhận bằng Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh Đền thờ Trần Hậu Dật

(Baohatinh.vn) - Đền thờ Quận công Trần Hậu Dật (phường Thạch Quý, TP Hà Tĩnh) hiện còn lưu giữ nhiều hiện vật cổ, quý hiếm như sắc phong thời Lê, tư liệu Hán Nôm, vừa mang tính lịch sử, vừa đậm chất nghệ thuật khi trên đó khắc hoạ phong phú và sinh động các đề tài tứ linh, tứ quý thể hiện trình độ, tay nghề của nghệ nhân dân gian xưa.

Đón nhận bằng Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh Đền thờ Trần Hậu Dật

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng, Bí thư Thành ủy Dương Tất Thắng, đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Sở VH-TT&DL tham dự buổi lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh Đền thờ Trần Hậu Dật

Sáng 24/6, UBND phường Thạch Quý (TP Hà Tĩnh) phối hợp với dòng họ Trần Hậu long trọng tổ chức lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh Đền thờ Quận công Trần Hậu Dật.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng, Bí thư Thành ủy Dương Tất Thắng, đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Sở VH-TT&DL tham dự buổi lễ.

Cùng dự còn có đông đảo con, cháu, dâu, rể dòng họ Trần Hậu.

Quận công Trần Hậu Dật sinh năm Đinh Tỵ (1617) trong một gia đình mà ông nội và thân phụ làm quan trong triều nhà Lê.

Năm 1658 và đầu năm 1659, Trần Hậu Dật phụng chỉ chuẩn của Nguyên soái chưởng quốc chính Tây Định vương Trịnh Tạc, theo Thống lãnh kiêm phủ trị xứ Nghệ An là Phó Đô tướng quân doanh Tá Quốc, Thái phó Phú Quận công Trịnh Căn, dốc mình chiến đấu, phá trận có công, được triều thần bàn định nên được thăng chức Tham đốc, phong làm Đặc tiến phụ quốc Thượng tướng quân Tham đốc Thần Võ tứ vệ quân vụ sự Lỵ Tường hầu.

Đón nhận bằng Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh Đền thờ Trần Hậu Dật

Đền thờ Trần Hậu Dật tọa lạc tại khối phố Tâm Quý, phường Thạch Quý, TP Hà Tĩnh.

Sau đó, Trần Hậu Dật phò tá Nguyên Súy Trịnh Căn đánh các xứ ở Cao Bằng vào những năm 1662, 1666 và 1667. Với công lao thành tích có được trên khắp các chiến trường miền Trung, Cao Bằng, năm 1668, Trần Hậu Dật tiếp tục được thăng chức Đề đốc, phong làm Võ huân Tướng quân Đề đốc Thần Võ tứ vệ quân vụ sự Trí Tường hầu hộ quân thượng giai.

Đón nhận bằng Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh Đền thờ Trần Hậu Dật

Tại nhà thờ còn lưu giữ nhiều hiện vật cổ, quý hiếm

Từ năm 1672 đến năm 1677, ông nhiều lần quản lãnh binh mã dưới quyền đi chinh phạt, lập nhiều công lao, cung kính theo mệnh lệnh của Nguyên soái điển quốc chính Định Nam vương Trịnh Căn. Ông trực tiếp chỉ huy quân lính hăng hái đánh phá lũy Trấn Ninh, dẹp trừ quân phản loạn ở Cao Bằng, củng cố địa bàn Bắc bộ. Năm 1677, ông lại tiếp tục được triều đình bàn định ban tước Quận công.

Đón nhận bằng Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh Đền thờ Trần Hậu Dật

Lãnh đạo Sở VH-TT&DL trao bằng công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh Đền thờ Trần Hậu Dật cho đại diện địa phương và dòng họ Trần Hậu.

Từ năm 1678 đến năm 1683, Quận công Trần Hậu Dật lại được triều đình giao quản lãnh binh mã đi đánh giặc ở các xứ, lập nhiều công lao, tiếp tục được thăng chức Tham đốc và cho giữ nguyên tước Quận công.

Từ năm 1684 đến năm 1686, ông phụng theo Khâm sai tiết chế các xứ thủy bộ chư doanh kiêm chưởng thứ chính là Thái úy Khiêm Quốc công Trịnh Bách từng nhiều lần đi đánh dẹp quân Nguyễn phía Nam có công lại được ban thưởng chức Đề đốc, giữ nguyên tước Quận công.

Đón nhận bằng Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh Đền thờ Trần Hậu Dật

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng, Bí thư Thành ủy Dương Tất Thắng cùng các đại biểu tặng hoa chúc mừng khi Đền thờ Trần Hậu Dật được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh

Với 72 tuổi đời, hơn 45 năm theo đường binh nghiệp, Quận công Trần Hậu Dật được triều thần đánh giá là một vị tướng tài, kẻ bề tôi luôn dốc lòng trung thành để phò tá, từng nhiều lần đi đánh dẹp có công. Ông mất vào ngày 26 tháng 5 năm Mậu Thìn (1688), thọ 72 tuổi.

Sau khi ông mất, nghĩ đến công lao của ông trong quá trình phục vụ đất nước, phục vụ Nhân dân, triều đình đã có chỉ dụ chuẩn thăng chức tước và tặng phong là Đặc tiến phụ quốc Thượng tướng quân Đông quân Đô đốc phủ Đô đốc đồng tri Trí Quận công.

Đón nhận bằng Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh Đền thờ Trần Hậu Dật

Con, cháu dòng họ Trần Hậu long trọng rước bằng di tích tích sử - văn hóa cấp tỉnh Đền thờ Trần Hậu Dật

Đền thờ Quận công Trần Hậu Dật tọa lạc trên khu đất rộng 580 m2 ở khối phố Tâm Quý, phường Thạch Quý, TP Hà Tĩnh, gồm các hạng mục công trình: cổng, tắc môn, thượng điện, thể hiện sự khang trang, bề thế và hết sức linh thiêng.

Tại nhà thờ còn lưu giữ nhiều hiện vật cổ, quý hiếm như: sắc phong thời Lê, tư liệu Hán Nôm. Đây là những cổ vật quý, vừa mang tính lịch sử nhưng vẫn đậm chất nghệ thuật, trên đó khắc hoạ phong phú và sinh động các đề tài tứ linh, tứ quý thể hiện trình độ, tay nghề của nghệ nhân dân gian xưa.

Đón nhận bằng Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh Đền thờ Trần Hậu Dật

Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh Đền thờ Trần Hậu Dật

Đền thờ Quận công Trần Hậu Dật còn là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, cố kết tình cảm của con cháu dòng họ. Giá trị văn hóa được thể hiện thông qua hoạt động tri ân, tưởng niệm của hậu duệ con cháu hướng về tiên tổ - những người không chỉ đặt nền móng cho sự phát triển của dòng họ, mà còn có nhiều đóng góp cho quê hương đất nước.

Ghi nhận công lao của Trí Quận công Trần Hậu Dật đối với Nhân dân và đất nước, ngày 2/12/2020, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có Quyết định số 4107/QĐ-UBND xếp hạng Đền thờ Trần Hậu Dật (phường Thạch Quý, TP Hà Tĩnh) là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Chủ đề Hà Tĩnh 24h

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Những con đường huyền thoại tiếp nối tương lai

Những con đường huyền thoại tiếp nối tương lai

Trong kháng chiến chống Mỹ, Hà Tĩnh là điểm trọng yếu trên tuyến chi viện miền Nam, hứng chịu hàng vạn tấn bom đạn. Ngày nay, chiến tranh đã lùi xa, những con đường huyền thoại năm xưa vẫn tràn đầy sức sống, góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ của tỉnh nhà.
Xanh lại những "tọa độ lửa" ở Hà Tĩnh

Xanh lại những "tọa độ lửa" ở Hà Tĩnh

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, những tọa độ lửa như núi Nài, Ngã ba Đồng Lộc, Làng K130… của Hà Tĩnh đã cùng quân dân cả nước làm nên đại thắng mùa xuân 1975.
 Thạch Hà - vùng đất giàu truyền thống văn hóa và khoa bảng

Thạch Hà - vùng đất giàu truyền thống văn hóa và khoa bảng

Với lịch sử 1020 năm phát triển, các thế hệ người dân Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã chinh phục thiên nhiên, chung lưng đấu cật, gắn bó đoàn kết, xây dựng mảnh đất này ngày càng phát triển, trở thành vùng quê giàu bản sắc văn hóa, có nhiều người đỗ đạt khoa bảng.
Người miệt mài tìm “cái đẹp” của văn chương

Người miệt mài tìm “cái đẹp” của văn chương

Với nhiều tâm huyết, nhà nghiên cứu Hà Quảng là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam duy nhất ở Hà Tĩnh đạt nhiều giải thưởng lớn cấp tỉnh và cấp Trung ương về lĩnh vực lý luận, phê bình văn học.
Chỉ huy trưởng lực lượng biệt động Sài Gòn quê Hà Tĩnh là ai?

Chỉ huy trưởng lực lượng biệt động Sài Gòn quê Hà Tĩnh là ai?

Đại tá Tư Chu - Chỉ huy trưởng lực lượng biệt động quân khu Sài Gòn - Gia Định là một người con của quê hương Hà Tĩnh. Ông là người kiến tạo các cách đánh “xuất quỷ nhập thần”, là cái tên đứng đằng sau nhiều chiến công huyền thoại của biệt động Sài Gòn.
Trung úy công an đam mê nghiên cứu khoa học

Trung úy công an đam mê nghiên cứu khoa học

Bằng niềm đam mê nghiên cứu khoa học, Trung úy Phạm Minh Hiếu - Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an Hà Tĩnh đã biến rác hữu cơ thành tài nguyên, giải quyết bài toán khó về xử ý ô nhiễm môi trường
Thiêng liêng tiếng gọi cội nguồn

Thiêng liêng tiếng gọi cội nguồn

Từ chỗ là hoạt động tín ngưỡng của người dân địa phương, lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương ở TX Hồng Lĩnh đã trở thành lễ hội được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh quan tâm, thu hút đông đảo người dân tham gia.
Đoàn kết một lòng hướng về nguồn cội…

Đoàn kết một lòng hướng về nguồn cội…

Hòa chung lòng thành kính hướng về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người dân Hà Tĩnh đã cùng nhau gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, khẳng định sự gắn bó bền chặt trong dòng chảy lịch sử dân tộc.
Ngắm khu dân cư kiểu mẫu bên dòng Ngàn Phố

Ngắm khu dân cư kiểu mẫu bên dòng Ngàn Phố

Bên dòng sông Ngàn Phố thơ mộng, người dân thôn Phúc Bằng, xã Sơn Bằng (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đang cùng nhau xây dựng cảnh quan xanh sạch đẹp, hướng tới cuộc sống sống ấm no, hạnh phúc.