Đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa Nhà lưu niệm Mai Hòe

(Baohatinh.vn) - Nhà lưu niệm Mai Hòe ở xã Tân Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) được xây dựng lại từ những năm 50 của thế kỷ XX. Trong thời kỳ đấu tranh cách mạng, đây là nơi từng nuôi giấu cán bộ và là nơi hội họp bí mật của tổ chức Đảng.

Sáng 14/5, UBND xã Tân Lộc (Lộc Hà) long trọng tổ chức lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh Nhà lưu niệm Mai Hòe.

Đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa Nhà lưu niệm Mai Hòe

Đại diện Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh và lãnh đạo huyện Lộc Hà trao bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh Nhà lưu niệm Mai Hòe cho chính quyền xã Tân Lộc và con cháu cụ Mai Hòe.

Theo Bảo tàng Hà Tĩnh, cụ Mai Hòe (1864-1952) có tên khai sinh là Mai Phồ, bí danh là Quyền Vinh. Nguyên quán làng Đỉnh Lữ, tổng Phù lưu, huyện Can Lộc (nay là thôn Tân Thượng, xã Tân Lộc, Lộc Hà).

Sinh ra trong một gia đình nhà nho có truyền thống yêu nước, cụ từng tham gia Phong trào Cần Vương và giữ chức suất đội. Khi phong trào này thất bại, cụ đổi tên là Mai Đình Hòe hay gọi là Mai Hòe rồi về ở ẩn tại quê nhà. Tại đây, cụ không ngừng kết nối với các chí sỹ yêu nước tham gia hoạt động cách mạng theo Phong trào Đông Du (1905-1909) do Phan Bội Châu đề xướng.

Đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa Nhà lưu niệm Mai Hòe

Chân dung cụ Mai Hòe (1864-1952). Ảnh chụp tại Nhà lưu niệm Mai Hòe

Từ lúc Tân Việt cách mạng Đảng ra đời cho đến khi Đảng Cộng sản Việt nam ra đời (3/2/1930), cụ Mai Hòe thường xuyên liên lạc, tiếp xúc với cán bộ cách mạng, đặc biệt là không quản gian nguy, khó khăn, giúp đỡ họ về mọi mặt. Trong Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh 1930 - 1931, Đỉnh Lữ là một trong những chi bộ được thành lập đầu tiên trong toàn tỉnh Hà Tĩnh. Nhà riêng Mai Hòe đã trở thành địa điểm in ấn truyền đơn, nuôi giấu cán bộ cách mạng là các đồng chí trong Xứ ủy Trung Kỳ, Tỉnh ủy Hà Tĩnh, Huyện ủy Can Lộc.

Đây cũng là nơi diễn ra nhiều cuộc hội họp bí mật của tổ chức Đảng, chuẩn bị cho những kế hoạch đấu tranh biểu tình đòi giảm tô, giảm thuế ... trong suốt những năm 1930-1945 và đỉnh điểm là cuộc khởi nghĩa giành chính quyền của Nhân dân Can Lộc ngày 17/8/1945.

Đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa Nhà lưu niệm Mai Hòe

Sau lễ đón nhận, chính quyền và Nhân dân xã Tân Lộc đã tiến hành lễ rước bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa Nhà lưu niệm Mai Hòe.

Trong quá trình hoạt động, dù nhiều lần bị địch bắt giam, tù đày nhưng cụ Mai Hòe vẫn kiên trung. Đặc biệt, gia đình cụ Mai Hòe có 13 người gồm 10 người con (7 con đẻ, 2 con dâu, 1 con rể) cùng 3 người cháu đều tham gia hoạt động cách mạng, có 7 người bị địch bắt tù đày và tra tấn dã man, có người bị địch bắt đến 3 lần như các đồng chí: Mai Cát, Mai Đỉnh, Mai Trác. Trong đó, liệt sỹ Mai Trác bị địch bắt tra tấn đã hy sinh tại nơi giam giữ ở Can Lộc.

Đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa Nhà lưu niệm Mai Hòe

Lễ rước được cử hành trang trọng.

Bên cạnh tham gia đấu tranh, gia đình cụ Mai Hòe và các con cháu còn đóng góp nhiều tiền của để cống hiến cho cách mạng. Điển hình như gia đình ông Mai Thát, được Nhà nước tặng bằng Gia đình có công với nước. Năm 1961, ông Mai Thát được Chủ tịch Hồ Chí Minh mời ra Hà Nội dự lễ Quốc khánh 2/9.

Tiếp nối truyền thống cách mạng của gia đình, ngày nay các thế hệ con cháu cụ Mai Hòe đã và đang tiếp tục có nhiều đóng góp cho quê hương, đất nước trên nhiều lĩnh vực.

Đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa Nhà lưu niệm Mai Hòe

Di tích Nhà lưu niệm Mai Hòe gắn với phong trào hoạt động cách mạng sôi nổi của Nhân dân Hà Tĩnh những ngày đầu Đảng ta mới ra đời.

Nhà lưu niệm Mai Hòe được xây dựng lại vào năm 1950 và qua nhiều lần xuống cấp đã được tôn tạo, lần gần nhất là năm 2018. Ngôi nhà có diện tích 38,28 m2, kết cấu đơn giản, hai hồi bít đốc được xây bằng gạch, phía trước đổ bằng một phần trước hiên xây trụ và tường gạch cao đỡ mái tạo thành hành lang rộng và thoáng mát. Hệ thống vì, kèo được làm bằng gỗ lim. Xà ngang gác lên tường chia thành 3 gian, phía dưới mái được liếp ván gỗ trên, phía trên mái lợp ngói máy đỏ. Hệ thống cửa có 1 cửa chính và 2 cửa bên được làm bằng chất liệu gỗ lim. Cửa chính có kích thước 3,07m x 1,6m. Hai cửa bên có kích thước 2,95m x 1,6m.

Đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa Nhà lưu niệm Mai Hòe

Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Nhà lưu niệm Mai Hòe ở xã Tân Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh).

Gian chính giữa nhà lưu niệm đặt bàn thờ gỗ có kích thước 1,95m x 1,6m, trên bàn thờ bài trí các đồ thờ tự như long ngai, bài vị Mai Hòe, bát hương, hộp quả, cọc nến, ống hương... bức ảnh Mai Hòe và các con là những liệt sỹ, nhà hoạt động, cán bộ lão thành cách mạng.

Với những giá trị lịch sử -văn hóa đó, ngày 29/9/2021, UBND tỉnh Hà Tĩnh quyết định công nhận Nhà lưu niệm Mai Hoè là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.

Việc được công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh cũng là cơ sở để chính quyền, người dân xã Tân Lộc cũng như con cháu cụ Mai Hòe tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị của di tích.

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Thiêng liêng tiếng gọi cội nguồn

Thiêng liêng tiếng gọi cội nguồn

Từ chỗ là hoạt động tín ngưỡng của người dân địa phương, lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương ở TX Hồng Lĩnh đã trở thành lễ hội được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh quan tâm, thu hút đông đảo người dân tham gia.
Đoàn kết một lòng hướng về nguồn cội…

Đoàn kết một lòng hướng về nguồn cội…

Hòa chung lòng thành kính hướng về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người dân Hà Tĩnh đã cùng nhau gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, khẳng định sự gắn bó bền chặt trong dòng chảy lịch sử dân tộc.
Ngắm khu dân cư kiểu mẫu bên dòng Ngàn Phố

Ngắm khu dân cư kiểu mẫu bên dòng Ngàn Phố

Bên dòng sông Ngàn Phố thơ mộng, người dân thôn Phúc Bằng, xã Sơn Bằng (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đang cùng nhau xây dựng cảnh quan xanh sạch đẹp, hướng tới cuộc sống sống ấm no, hạnh phúc.
Tín ngưỡng thờ cá Ông ở Hà Tĩnh

Tín ngưỡng thờ cá Ông ở Hà Tĩnh

Thờ cá Ông (cá Voi) là một tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời của cư dân sinh sống ven biển Việt Nam. Nhiều vùng ở Hà Tĩnh, người dân thờ cá Ông như một vị thần biển linh thiêng.
Chat với "thần đồng tiếng Anh" 12 tuổi đạt IELTS 8.0

Chat với "thần đồng tiếng Anh" 12 tuổi đạt IELTS 8.0

Với điểm IELTS 8.0, “thần đồng tiếng Anh” Nguyễn Lê Bảo Chung (lớp 6A7, Trường Albert Einstein Hà Tĩnh) đã trở thành 1 trong những thí sinh nhỏ tuổi nhất đạt số điểm này với kỹ năng Reading đạt tuyệt đối 8.0, Speaking 8.5, Listening 8.5 và Writing 7.0.
Về miền quê nông thôn mới kiểu mẫu Đồng Yên

Về miền quê nông thôn mới kiểu mẫu Đồng Yên

Bằng sự đoàn kết, chung sức chung lòng, Nhân dân thôn Đồng Yên ở xã Xuân Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã cùng nhau xây dựng quê hương thành khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu thanh bình, đáng sống.
Võ Quận công Nguyễn Phi Sài và những di sản để lại

Võ Quận công Nguyễn Phi Sài và những di sản để lại

Nguyễn Phi Sài là một nhân vật lịch sử có nhiều công lao, đóng góp dưới thời Lê Trung Hưng và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều, ngoài trấn. Hiện nay, dòng họ Nguyễn Phi ở xã Thạch Long (Thạch Hà, Hà Tĩnh) vẫn còn lưu giữ nhiều di sản quý mà ông để lại.
Một vùng duyên hải Kỳ Anh

Một vùng duyên hải Kỳ Anh

Bằng thủ pháp nghệ thuật điểm xuyết chấm phá, đấng tạo hóa điểm thêm lên miền duyên hải Kỳ Anh (Hà Tĩnh) những điểm nhấn thẩm mỹ say đắm lòng người...
Du lịch Hà Tĩnh hành trình mới nhiều kỳ vọng

Du lịch Hà Tĩnh hành trình mới nhiều kỳ vọng

Khơi dậy mạnh mẽ tiềm năng, thế mạnh, ngành Du lịch Hà Tĩnh đang triển khai 3 mũi chiến lược là du lịch văn hóa tâm linh, du lịch nông thôn và du lịch biển với những chuyển động mới nhiều hứa hẹn.
Tiên Điền - từ mảnh đất văn hóa đến đô thị văn minh

Tiên Điền - từ mảnh đất văn hóa đến đô thị văn minh

Thị trấn Tiên Điền - vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử đang rạng rỡ trong những kết quả của hành trình xây dựng đô thị văn minh, phát triển xứng tầm là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh).